Ít ai biết rằng chửi thề có cả một quá trình lịch sử và phát triển từ thời kỳ cổ đại. Hành động tưởng rằng vô hại này lại mang đến nhiều tác hại không ngờ đến.
Chửi thề là một vấn đề quen thuộc tại các quốc gia trên thế giới. Thế nhưng, lịch sử và sự thật xung quanh nó lại không được nhiều người biết đến. Các nghiên cứu khoa học đã chỉ ra những con số đáng chú ý về bí ẩn phía sau ngôn ngữ nói tục hàng ngày. Kết quả nghiên cứu khiến nhiều người phải suy nghĩ nghiêm túc về hành vi này.
1. Số lần chửi thề chiếm gần 3% ngôn ngữ hàng ngày
Theo thống kê, số từ chửi thề của một người bình thường sử dụng mỗi ngày trung bình khoảng 0,7%. Trong một công bố khác của chuyên gia Mohr, chửi thề chiếm đến 3% ngôn ngữ hàng ngày.
2. Trẻ em biết nói tục ngay từ khi hai tuổi
Theo chuyên gia Mohr, số lượng trẻ em biết nói tục trước khi bắt đầu học chữ cái bắt đầu gia tăng trong những năm đây. Người ta nghiên cứu thấy trẻ em biết ít nhất một từ chửi thề vào 2 tuổi. Con số này sẽ tăng nhanh vào những năm tiếp theo khi chúng lên 3 hoặc 4 tuổi. Điều này sẽ ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của trẻ, đồng thời hình thành thói quen xấu lúc trưởng thành. Việc trẻ em biết nói tục xuất phát từ tác động và bắt chước hành động của người lớn. Môi trường xung quanh là nhân tố chính gây ra tác động tiêu cực này.
3. Tổ tiên của ngôn ngữ chửi thề là người La Mã cổ đại
Ít ai biết rằng những từ tiếng anh chứa yếu tố tục tĩu như “asses” và “fart” đã có ở giai đoạn Anglo-Saxons thế kỷ thứ 5 sau Công nguyên. Thậm chí, chuyên gia còn khẳng định người La Mã cổ đại là nguồn gốc của ngôn ngữ chửi bậy hiện nay. Bằng chứng là chửi thề thường được chia thành hai loại gồm: nguyền rủa và kiểu tục tĩu. Trong đó, nguyền rủa được xuất phát từ sự gọi tên thần thánh ở trạng thái tuyệt vọng. Thời cổ đại, con người thường xuyên nhắc đến các đầng quyền năng để cầu nguyện. Đây cũng là nguyên nhân khiến chửi bậy xuất hiện từ rất sớm trong lịch sử loài người.
3. Người xưa không xem chửi thề là điều xấu
Trong thời kỳ Trung Cổ, dân cư sống thoáng hơn so với người hiện đại. Thói quen ngủ chung giường và dùng cùng nhà vệ sinh khiến họ ít có cảm giác xấu hổ hơn trước mọi người xung quanh. Đây là lý do khiến dân cư cổ đại cho rằng ngôn ngữ tục tĩu không quá to tát. Thậm chí, nó còn được xem là một phần trong ngôn ngữ tự nhiên hàng ngày.
Thế nhưng, sự phát triển của văn minh nhân loại đã khiến con người nhìn nhận lại vấn đề này một cách khách quan. Ở xã hội hiện đại, chửi bậy được xem là những ngôn ngữ dùng chế giễu, xúc phạm người khác gây ra ảnh hưởng tiêu cực.
4. Thời Nữ hoàng Victoria (Anh) cai trị là lúc con người bắt đầu “ít” chửi thề hơn
Sau thời kỳ Trung Cổ, việc chửi bậy bắt đầu trở thành một trong những tiêu chí đánh giá về học thức và nhân phẩm. Thậm chí, ngôn ngữ còn được xem là biểu hiện cho đạo đức. Điều này bắt nguồn từ thời Nữ hoàng Victoria (Anh).
5. Quý tộc còn chửi thề nhiều hơn thường dân
Có một nghịch lý trong xã hội ở thời Nữ hoàng Victoria (Anh) về vấn đề chửi bậy. Nếu tầng lớp trung lưu hạn chế nói tục để giữ gìn và thể hiện phẩm giá thì quý tộc lại không cho rằng như vậy. Họ tự nhận bản thân là những người đứng đầu xã hội nên có quyền nói bất cứ điều gì mình muốn.
6. Chửi thề gây hại cho cơ thể, tạo ra triệu chứng đổ mồ hôi tay
Theo các nghiên cứu chỉ ra, nghe và nói câu tục tĩu có thể tạo nên những phản ứng trên da. Bằng chứng là những người chửi bậy thường bị tiết mồ hôi nhiều ở bàn tay.
7. Nhật Bản là quốc gia ít chửi thề nhất
Ở Nhật Bản hay các nước châu Á, chửi bậy được xem là hành động kém văn minh. Dù phổ biến nhưng nói tục tĩu lại được nhìn nhận khắc khe hơn so với các quốc gia phương Tây. Nhật Bản là một trong những đất nước ít chửi thề nhất trên thế giới. Các ngôn ngữ tục tĩu có họ có phần nhẹ nhàng hơn như baka (Tạm dịch: Đồ ngốc).
Để tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về chủ đề này, quý độc giả có thể tham gia Talkshow “Văng tục, chửi bậy là sống thật?” diễn ra vào lúc 20h00, ngày 27/8/2020 dưới góc nhìn của luật sư Danny Duy. Chương trình được livestream trực tiếp trên Fanpage Phụ nữ thế hệ mới và được phát lại trên kênh Cing TV.
Fanpage Phụ nữ thế hệ mới: https://www.facebook.com/phunuthehemoi.com
Cing TV: https://www.youtube.com/channel/UCAnDrdTBVFhY7y-XHh0Xgcw