Lý do khiến con người thích chửi thề: Từ bắt chước cho đến một thói quen

0
171

Có những người không hề thích nói bậy văng tục nhưng môi trường xung quanh lại là nguyên nhân khiến họ hình thành thói quen chửi thề sau khi trưởng thành.

Câu chuyện văng tục, nói bậy đã không còn xa lạ đối với người Việt. Thậm chí, Việt Nam còn lọt top 5 quốc gia kém văn minh trên Internet theo nghiên cứu thường niên về Chỉ số văn minh trực tuyến của Microsoft (DCI). Nguyên nhân khiến văng tục nói bậy trở nên phổ biến có thể kể đến nhiều nhân tố. Trong đó, môi trường xung quanh được xem là lý do chính khiến tình trạng chửi thề trở nên nghiêm trọng.

1. Quen miệng

Quen miệng có thể là một trong những nguyên nhân chính khiến con người thường xuyên chửi thề. Ảnh: Internet.

Chửi thề có thể được chia theo hai loại gồm: phản xạ có chủ đích vì một nguyên nhân cụ thể và thói quen thường ngày. Quen miệng có thể xem là một hành động tiêu cực khi con người không thể kiểm soát được việc làm của bản thân. Khi xảy ra vấn đề kích thích, con người sẽ lập tức văng tục, nói bậy không cần suy nghĩ. 

Hay nói cách khác, chửi thề có tính “nhờn” khiến nó mất đi mục đích ban đầu. Hầu hết người văng tục, nói bậy chỉ muốn thể hiện cảm xúc của bản thân. Tuy nhiên, nếu hành động này liên tục lặp lại sẽ khiến tính biểu đạt cảm xúc của nó càng ít đi. Cuối cùng, chửi thề sẽ trở thành hành vi thiếu văn minh. 

2. Hòa đồng với bạn bè

Dù không muốn nhưng nhiều người vẫn chọn cách chửi thề để hòa đồng với bạn bè. Ảnh: Internet.

Nhiều người không thích hành động văng tục, nói bậy nhưng vẫn chửi thề. Nguyên nhân của việc này xuất phát từ môi trường xung quanh. Trong một xã hội ai cũng nói lời khiếm nhã, người không nói tục bỗng trở thành kẻ lạ bị cô lập. Chính vì vậy, nhiều bạn trẻ cho biết bản thân nói tục chỉ vì muốn hòa đồng với bạn bè xung quanh. Dù có xuất phát điểm tốt đẹp nhưng hành động lại chứa đựng những tác động xấu. Sau một thời gian cố hòa đồng, bạn sẽ mất đi thói quen không nói tục từng có. Thậm chí, nó còn trở nên quen miệng – một biểu hiện của tính “nhờn”.

3. Bắt chước người lớn

Nhiều trẻ em bắt chước người lớn chửi thề để thể hiện bản thân. Ảnh: Internet.

Trẻ em là đối tượng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của việc chửi bậy phổ biến rộng rãi trên xã hội. Theo chuyên gia Mohr, trẻ em biết ít nhất một từ chửi thề vào 2 tuổi. Con số này sẽ tăng nhanh vào những năm tiếp theo khi chúng lên 3 hoặc 4 tuổi. Việc người chửi thề trước mặt trẻ nhó khiến chúng dễ dàng bắt chước gây ra những ảnh hưởng không tốt đối với sự phát triển. Ở thời điểm dậy thì, chửi thề trở thành cách để trẻ con thể hiện bản thân.

Để tìm hiểu thêm những thông tin thú vị về chủ đề này, quý độc giả có thể tham gia Talkshow “Văng tục, chửi bậy là sống thật?” diễn ra vào lúc 20h00, ngày 27/8/2020 dưới góc nhìn của luật sư Danny Duy. Chương trình được livestream trực tiếp trên Fanpage Phụ nữ thế hệ mới và được phát lại trên kênh Cing TV.

Fanpage Phụ nữ thế hệ mới: https://www.facebook.com/phunuthehemoi.com

Cing TV: https://www.youtube.com/channel/UCAnDrdTBVFhY7y-XHh0Xgcw