Bỏ mỡ lợn thay bằng dầu thực vật: Người Việt đang âm thầm “tự hại mình”?

Theo các chuyên gia, mỡ lợn có công dụng rất tốt cho sức khỏe. Nếu như ăn đúng liều lượng thì nó sẽ mang lại vô số lợi ích, thậm chí chữa được bệnh.

0
211

Theo các chuyên gia, mỡ lợn có công dụng rất tốt cho sức khỏe. Nếu như ăn đúng liều lượng thì nó sẽ mang lại vô số lợi ích, thậm chí chữa được bệnh.

Trong ký ức nhiều người, mỡ lợn là một trong những thực phẩm phổ biến, dùng thay dầu ăn. Thậm chí với vô số bạn trẻ, tóp mỡ chiên mắm hay mỡ lợn ăn với cơm đến nay vẫn là món ăn khoái khẩu.

Theo thời gian, thịt mỡ lợn là loại thực phẩm làm nhiều người e ngại, thậm chí là né tránh bởi họ cho rằng, nó sẽ gây ra các bệnh như béo phì, tăng cholesterol và các bệnh tim mạch, không tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra rằng, mỡ lợn không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch như lời đồn, mà ngược lại nếu dùng đúng cách, liều lượng nó còn mang đến vô số lợi ích cho sức khỏe. Năm 2019, thực phẩm này xếp vị trí thứ 8 trong tổng 100 loại đồ ăn bổ dưỡng thế giới do đài truyền hình ở Anh công bố.

Theo thông tin từ tờ Daily Mail, mỡ lợn tốt cho sức khỏe hơn trái bơ vì thực phẩm này giàu vitamin D, giúp cải thiện chức năng tim mạch, duy trì sức khỏe phổi và hô hấp, tăng cường chức năng cơ bắp, giúp cơ thể phòng chống nhiễm trùng và có thể thúc đẩy sự hấp thụ canxi của cơ thể.

Ngoài ra, trong mỡ lợn còn chứa khoảng 40% chất béo bão hòa, khoảng 50% – 60% chất béo không bão hòa đơn và khoảng 10% chất béo không bão hòa đa. Nó có tác dụng làm bền vững các mao mạch máu, phòng các bệnh về tai biến và các bệnh về tim mạch, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim và đột quỵ.

Ngoài việc nấu ăn, mỡ lợn còn có những chức năng khác như giữ ấm cho phổi. Cũng cần nói thêm rằng, sự phát triển của da và tóc phụ thuộc vào việc nuôi dưỡng của phổi.

Không chỉ vậy, mỡ lợn còn giảm táo bón. Ăn mỡ lợn trong thời gian dài có tác dụng kích thích khẩu vị, bôi trơn thành ruột, từ đó giúp giảm tình trạng táo bón.

Các nhà khoa học phát hiện ra mỡ lợn có giá trị dinh dưỡng tuyệt vời giống như hạt chia, cá hồi và củ dền. Không chỉ vậy, so với dầu thực vật, mỡ lợn có mùi thơm rất đặc biệt, làm tăng cảm giác thèm ăn cùng những lợi ích nhất định trong việc ngăn ngừa và điều trị chứng biếng ăn ở trẻ.

Ngoài ra, mỡ lợn có thể nuôi dưỡng 5 cơ quan nội tạng, đặc biệt là lá lách và phổi. Loại thực phẩm này thể làm sạch phổi và ruột, củng cố sức khỏe của lá lách, giúp tiêu hóa và hấp thu thức ăn vào cơ thể nên rất thích hợp cho người có lá lách và dạ dày yếu, chán ăn, cơ thể gầy gò.

Mỡ lợn có tác dụng giải độc, nhuận tràng. Cụ thể, mỡ lợn có thể loại bỏ chất độc cantharidin, chất độc trong rượu bia, lưu huỳnh. Ngoài ra, mỡ lợn còn có tác dụng làm giảm tình trạng vàng da.

Có thể bạn chưa biết, mỡ lợn có tác dụng dưỡng da. Ở châu Phi thường thấy người ta dùng mỡ lợn để lau tay chân, sau khi bôi thì tay chân mịn màng, tránh da bị khô nứt nẻ.

Ngoài ra, mỡ lợn còn có tác dụng chống lạnh, giảm nguy cơ trầm cảm. Nó được đưa vào rất nhiều bài thuốc Đông y trị các bệnh như khó đại tiểu tiện, ho gió ho khan, ho khàn tiếng…

Tuy nhiên loại thực phẩm này có lượng cholesterol và calo cao, chính vậy chúng ta không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó, hàm lượng lipid của mỡ lợn tương đối cao. Tiêu thụ quá lâu sẽ mang lại gánh nặng cho cơ thể và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính.

Có thể nói, nếu sử dụng mỡ lợn đúng cách, đúng liều lượng sẽ mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn thấy như thế nào về vấn đề này, hãy chia sẻ cùng Phụ Nữ Thế Hệ Mới nhé!

Nguồn: Cafebiz