Lễ Vu Lan xuất phát từ sự tích Bồ tát Mục Kiền Liên đại hiếu cứu mẹ mình ra khỏi kiếp ngạ quỷ. Sau khi Phật giáo được truyền vào Việt Nam, lễ Vu Lan đã trở thành truyền thống của tinh thần báo hiếu, báo ân, phù hợp với tinh thần tín ngưỡng thờ tổ tiên thiêng liêng. Trong ngày lễ này, người Việt rất chú trọng trong việc dâng hoa cúng.
Trong ngày lễ này, người Việt rất chú trọng về việc dâng hoa cúng. Hoa đặt bàn thờ gia tiên hay bàn thờ Phật không nên chọn tùy tiện. Bởi không phải bất kỳ loài hoa này cũng được đặt ở nơi trang nghiêm này. Theo phật tử, hoa chính là nhân trong nhân quả. Muốn nhận quả ngọt thì không thể phạm vào điều cấm. Có những loài hoa màu sắc sặc sỡ hay hương nồng nào được nhiều người yêu thích nhưng lại không phù hợp thờ cúng. Theo đạo phật, dâng hoa không khác gì tu nhân, báo điều lành tích điều thiện. Chính vì vậy, loài hoa được dâng lên phải hội tụ sắc hương và ý nghĩa sâu xa.
1. Hoa Huệ
Hoa Huệ còn gọi tên gọi khác Dạ Lai Dương hoặc Vũ Lai Hương. Đây là là một loài hoa nở về đêm với mùi hương ngào ngạt. Vẻ đẹp thanh tao, thuần khiết khiến hoa Huệ trở thành loại hoa được dùng trong dịp cúng, lễ. Theo truyền thuyết, hoa Huệ tượng trưng cho lòng trung thành và sự tinh khiết. Ngoài ra, nó còn mang thông điệp đấng sinh thành, thiên chức làm mẹ. Chính vì vậy, nhiều người thường ưa chuộng dùng loại hoa này cúng bái vào dịp lễ Vu Lan.
Thời gian một cây hoa Huệ giữ được độ tươi là 7 – 15 ngày. Khi cắm hoa dâng tổ tiên hay Phật, người mua cần sử dụng lọ lục bình cao cổ do chiều cao của cây lên tới 90cm. Lựa chọn bình cao giúp giữ thăng bằng, tránh trường hợp đổ ngã. Người trong ngành thường có mẹo hơ chân hoa qua lửa và hòa vài giọt thuốc đỏ, thuốc tím để diệt khuẩn. Với cách này, hoa Huệ sẽ giữ được độ tươi lâu hơn. Khi muốn cắt hoa thì phải cắt hoàn toàn ra khỏi cành để bảo vệ những bông hoa còn lại. Ngoài ra, cắt hoa nên tránh chỗ thân cây hướng về ánh sáng và cắt bỏ các chồi.
Hoa Huệ rất nhiều loại với các màu sắc khác nhau. Khi dâng hoa Vu Lan, người mua nên mua Huệ ta để trưng được lâu. Ngoài ra, hoa Huệ không được mua cùng lúc nhiều màu đề tránh làm mất trang nghiêm trên bàn thờ.
2. Hoa Hồng
Hoa Hồng được xem là biểu tượng trong ngày lễ Vu Lan với nghi thức người may mắn còn ba mẹ thì cài hoa hồng đỏ. Ai đã mất mẹ thì cài hoa trắng. Tuy nhiên, ít ai lại biết được nguồn gốc sâu xa của hành động này. Hoa Hồng là biểu tượng của tình yêu và sự cao quý nhất. Chính vì vậy, người Việt muốn dùng loài hoa cao quý nhất để thể hiện tấm lòng nhớ về bậc sinh thành.
Bên cạnh màu đỏ và trắng, hoa hồng vàng cũng được các tu sĩ sử dụng trong dịp lễ Vu Lan. Theo đạo Phật, màu vàng là màu của giải thoát như Vô thượng phước điền y, thể hiện sự tuệ giác, sự buông bỏ, xả ly, không chấp thủ và thành tựu giải thoát. Với ý nghĩa này, các tu sĩ muốn dùng hoa hồng vàng để tỏ rõ cái lý tưởng vì chúng sinh.
Hoa Hồng là loài hoa phổ biến được nhiều người ưa chuộng với hàng loạt các cách cắm đẹp mắt. Tuy nhiên, chọn hoa hồng dâng chư Phật và gia tiên lại là một phạm trù khác để tránh mất đi sự thành kính và thanh khiết. Khi chọn hoa, người cắm cần mua những bông hoa tươi, nở đẹp để thể hiện tấm lòng hiếu hạnh. Thế nhưng, hoa Hồng không nên chọn những đóa quá to làm mất đi sự thanh tĩnh, thuần khiết. Người mua cần phải lựa chọn cẩn thận từng bông để đảm bảo sự đồng đều. Hoa hồng có nhiều màu nhưng chỉ nên cần tránh sự xen lẫn mất đi trang nghiêm.
3. Hoa Cẩm Chướng
Hoa Cẩm Chướng có tên gọi khác là hoa Cẩm Nhung thường ra hoa vào mùa xuân hay mùa hè, có khi đến tận mùa đông nếu thời tiết không quá lạnh. Hoa có hai loại là Cẩm Chướng đơn và Cẩm Chướng nhánh. Cách phân biệt hai loại hoa dựa vào số bông trên cành. Đối với Cẩm Chướng đơn thì một cành có một bông hoa. Trong khi đó, Cẩm Chướng nhánh lại có nhiều hoa trên một cành.
Hoa Cẩm Chướng biểu tượng cho tính cao quý, sự thủy chung, lòng nhân ái và sự thanh cao của người mẹ. Tùy vào màu sắc mà nó sẽ mang nhiều cảm xúc và ý nghĩa khác nhau. Màu đỏ nhạt đậm là tình yêu sâu đậm của những đứa con dành cho mẹ. Màu hồng là lời bày tỏ về lòng tri ân. Màu trắng dùng để dành tặng cho những người Mẹ đã khuất. Trong ngày lễ Vu Lan, người ta thường chọn hoa Cẩm Chướng Trắng để thể hiện tình cảm sâu đậm, sự tinh khiết, ngọt ngào.
Khi mua hoa, cần nắm rõ những ưu và khuyết điểm của hai loại Cẩm Chướng đơn và Cẩm Chướng nhánh. Cành của Cẩm Chướng đơn to khỏe, hoa to và nhiều cánh. Hoa cẩm chướng đơn có độ bền gần 1 tuần. Trong khi đó, cành của Cẩm Chướng nhánh lại mảnh và mềm mại hơn. Tuy nhiên, nó lại có độ bền kém khoảng 4 đến 5 ngày. Người trong ngành khuyên nên chọn những hoa cẩm chướng đang chớm nở. Thế nhưng, không nên chọn những bông có quá nhiều nụ sẽ khiến hoa nở không đồng đều và tốn nhiều thời gian để chờ hoa nở. Để phân biệt hoa tươi và hoa cũ, người mua cần chú ý đến đài và gốc. Hoa tươi thường có đài còn xanh, gốc cứng. Nếu đài hoa bị khô và vàng chứng tỏ hoa cũ hay hoa lạnh.
Sau khi mua hoa về, chúng ta cần loại bỏ lá nửa dưới của cành hoa để giúp hoa hút nước tốt hơn. Tuy nhiên, không nên đổ nhiều nước vì hoa Cẩm Chướng là loại hoa cần cực kỳ ít nước. Chính vì vậy, người cắm chỉ nên đổ khoảng 5cm để tránh bị thối gốc gãy rụng.