Người phụ nữ từ nợ nần “ngập đầu” thành tỷ phú tự thân: Bí quyết chỉ nằm trong 2 chữ

Không chỉ trả xong khoản nợ 300.000 USD trong 3 năm, người phụ nữ có tên Bernadette Joy còn có “bước nhảy cóc” khiến ai nấy ngỡ ngàng khi đã trở thành tỷ phú. Vậy, bí quyết thành công ở đây là gì?

0
257

Không chỉ trả xong khoản nợ 300.000 USD trong 3 năm, người phụ nữ có tên Bernadette Joy còn có “bước nhảy cóc” khiến ai nấy ngỡ ngàng khi đã trở thành tỷ phú. Vậy, bí quyết thành công ở đây là gì?

Bernadette Joy hiện tại là một luyện viên tài chính và nhà sáng lập Crush Your Money Goals. Trước đó, cô từng nợ 300.000 USD. Không chỉ trả hết số tiền nói trên trong 3 năm, người phụ nữ này hiện có tài sản ròng là 1 triệu USD.

Bà Bernadette Joy.

Được biết, bí quyết của người phụ nữ này chỉ gói gọn trong hai chữ có tên “đầu tư”. Bà cho biết: “Họ đang quá chậm chạp khi có thể đầu tư. Khi bạn đã tích đủ quỹ khẩn cấp, bạn có thể xem xét chuyển hướng một phần tài sản sang các tài khoản đầu tư để có một nền tảng tài chính vững mạnh về lâu dài”.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 xảy ra, tác động mạnh mẽ lên toàn cầu và thậm chí là bữa ăn của từng gia đình thì cụm từ tiết kiệm được nhắc đến nhiều hơn bao giờ hết. Trong cuốn sách có tên “Phụ nữ và tiền bạc”, tác giả Suze Orman đưa ra nhận định chính đại dịch này là động lực để người Mỹ xem xét cần phải tiết kiệm nhiều hơn.

Bernadette Joy đã trả xong khoản nợ 300.000 USD và hiện có tài sản trị giá 1 triệu USD. Ảnh: Bernadette Joy

Cụ thể, trong cuốn sách ấy có đoạn viết: “Sự thật của vấn đề là, bạn nên có quỹ khẩn cấp dùng được trong một năm ngay bây giờ”. Thế nhưng vấn đề tiết kiệm nói thì dễ nhưng thực hiện lại không phải hoàn toàn thuận lợi. Một cuộc khảo sát của Bankrate năm 2021, hơn một nửa số người Mỹ, với tỷ lệ 51%, có quỹ khẩn cấp ít hơn 3 tháng sinh hoạt. Trong số 51% đó, 25% không có quỹ khẩn cấp nào cả.

Bên cạnh đó, để tiết kiệm tiền cho quỹ khẩn cấp phù hợp, nhiều người thường tuân theo ngân sách hoặc quy tắc 50/20/30. Nghĩa là phân bố 20% thu nhập của mình cho tiết kiệm và đầu tư.

Hãy bắt đầu tiết kiệm và đầu tư càng sớm càng tốt. Ảnh: Twenty

Tuy nhiên, Bernadette Joy đưa ra lời khuyên rằng, khi bạn đã xây dựng được quỹ khẩn cấp phù hợp sử dụng cho khoảng 1 năm rồi thì không cần phải tiếp tục làm “phình to” số tiền tiết kiệm ấy. Thay vào đó hãy đi đầu tư. Mặc dù có yếu tố rủi ro nhưng việc làm này sẽ tăng cơ hội làm bạn trở nên giàu có. “Tiền mặt sẽ không mang lại lợi ích gì cho bạn nếu nó không phát triển”, cô nói.

Đồng quan điểm về việc hãy tiết kiệm và đầu tư càng sớm càng tốt, nhà hoạch định tài chính Mark La Spisa cũng đưa ra nhận định tương tự. “Bắt đầu càng sớm càng tốt, ngay cả khi chỉ có vài USD vẫn tốt hơn là không làm gì cả hoặc đợi cho đến khi bạn tích lũy một số tiền đáng kể”, người này cho biết.

Theo lý giải của những chuyên gia kể trên, việc đầu tư sẽ giúp bạn có cơ hội trở nên giàu có. Điều này có được là nhờ vào sức mạnh của lãi suất kép, đó là tiền lãi bạn kiếm được từ tiền của mình, cộng với tiền lãi mà nó đã được tích lũy. Tuy nhiên, những người đầu tư cũng cần cân nhắc đến vấn đề rủi ro bởi thị trường có thể đi lên hoặc “cắm đầu đi xuống” và điều này ảnh hưởng rất lớn đến giá trị khoảng đầu tư của bạn.

Nguồn: Tổng hợp