Mật ong và nguy cơ ngộ độc ở trẻ các Mẹ nên chú ý

0
427

Theo tờ The Japan Times, một cậu bé 6 tháng tuổi ở phường Adachi, Tokyo đã chết vì ngộ độc ở trẻ sơ sinh sau khi gia đình cho cậu bé ăn mật ong. Trước đó, gia đình cậu bé thường hay pha mật ong với nước trái cây và cho con trai uống 2 lần một ngày. Điều này đã được thực hiện trong suốt 1 tháng.

Một thành viên trong gia đình nói: “Chúng tôi đã trộn mật ong với nước trái cây và cho thằng bé ăn vì nghĩ điều này tốt cho sức khỏe.”

Cuối cùng, sau một thời gian dài uống loại nước này, cậu bé đã phải nhập viện sau khi bị co giật và suy hô hấp. Sau khi kiểm tra, bác sĩ chẩn đoán rằng cơ thể của em bé đã bị nhiễm độc với một loại vi khuẩn sản xuất độc tố được gọi là Clostridium Botulinum.

Sau một tháng nhập viện và điều trị, cậu bé đã qua đời.

Tại sao ăn mật ong lại ngộ độc?

Ngộ độc ở trẻ sơ sinh là tình trạng ngộ độc nghiêm trọng do chất độc từ vi khuẩn Clostridium Botulinum tạo ra. Tình trạng này khá hiếm, nhưng chất độc do vi khuẩn này tạo ra là một trong những chất độc nguy hiểm nhất.

Bởi vì các độc tố được sản xuất bởi các vi khuẩn này tấn công hệ thống thần kinh như não, cột sống, các dây thần kinh khác, và gây liệt cơ. Những vi khuẩn này thường có thể xâm nhập vào cơ thể qua thức ăn hoặc qua các vết thương trên cơ thể.

Trẻ sơ sinh bị ngộ độc do nuốt phải bào tử vi khuẩn Clostridium Botulinum. Những bào tử vi khuẩn Clostridium Botulinum thường được tìm thấy trên đất hoặc mật ong. Do đó, nếu trẻ sơ sinh được cho dùng mật ong quá sớm sẽ có nguy cơ bị ngộ độc gây tử vong.

Nguy cơ ngộ độc ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi. Điều này là do hệ thống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh chưa hoàn thiện.

Dấu hiệu ngộ độc ở trẻ sơ sinh

Các triệu chứng ngộ độc ở trẻ sơ sinh bắt đầu từ 3 – 30 ngày sau khi bé nuốt các bào tử. Mặc dù ngộ độc ở trẻ sơ sinh có thể được điều trị nhưng phải càng sớm càng tốt, bởi độc tố có thể gây tử vong trong vòng 24 giờ.

Táo bón thường là dấu hiệu đầu tiên khi trẻ bị ngộ độc. Do đó, cha mẹ cần thận trọng nếu điều này xảy ra.

Các triệu chứng khác như trẻ đột nhiên mệt mỏi, yếu cơ giống như tê liệt. Ngoài ra, cánh tay, chân và cổ của trẻ cũng trở nên yếu hơn hay trẻ không thể bú sữa mẹ vì chúng quá yếu.

Ngăn ngừa ngộ độc ở trẻ sơ sinh

Một cách quan trọng để giảm nguy cơ ngộ độc ở trẻ sơ sinh là không cho trẻ dùng mật ong hoặc thực phẩm chế biến có chứa mật ong trước khi qua một tuổi.

Mật ong có thể là một nguồn vi khuẩn Clostridium Botulinum. Những vi khuẩn này thực sự vô hại đối với trẻ em và người lớn vì chúng liên quan đến hệ tiêu hóa trưởng thành nhưng lại không phù hợp với trẻ sơ sinh.

Nếu thực sự phải cung cấp thực phẩm trên cho trẻ sơ sinh, hãy chắc chắn nấu chín nó. Bước này cần được thực hiện để giảm nguy cơ ô nhiễm với bào tử C. botulinum.

Không chỉ trong mật ong, bào tử Clostridium botulinum có ở khắp mọi nơi, như trong bụi bẩn, và thậm chí cả trong không khí.

Do đó, tránh cho trẻ tiếp xúc với đất hoặc bụi bẩn có thể bị ô nhiễm. Tiếp xúc với đất ô nhiễm thường xảy ra gần các khu vực xây dựng và nông nghiệp hoặc các khu vực khác, nơi đất bị xáo trộn.

Nguồn: Thegioigiadinh.com.vn