Hội nghị Tế bào gốc lần thứ 11: Giới thiệu, cập nhật về tế bào gốc và y học tái tạo

0
203
Hội nghị tế bào gốc lần thứ 11
PGS.TS.BS Trần Công Toại – Phó Chủ tịch Hội tế bào gốc TPHCM phát biểu khai mạc sự kiện

Hội nghị Tế bào gốc lần thứ 11 với chủ đề “Xu hướng phát triển tế bào gốc trong tương lai” sẽ giới thiệu, cập nhật về tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSCs), tế bào gốc từ mô chu sinh, liệu pháp tế bào gốc trung mô, tế bào gốc và y học tái tạo.

Với mục đích giới thiệu, cập nhật các nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực tế bào gốc, đồng thời tạo diễn đàn kết nối học thuật, góp phần xây dựng TP. HCM thành trung tâm khoa học, đào tạo tiên tiến về tế bào gốc cho cả nước, ngang tầm khu vực và thế giới, Hội Tế bào gốc TP. HCM đã triển khai tổ chức Hội nghị Tế bào gốc lần thứ 11 với chủ đề “Xu hướng phát triển tế bào gốc trong tương lai”. Hội nghị diễn ra vào ngày 9/12, tại Equatorial Hotel, 242 Trần Bình Trọng, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh.

Hội nghị tế bào gốc lần thứ 11
Từ trái sang phải: PGS.TS Trần Lê Bảo Hà, Bác sĩ Phạm Xuân Khiêm, PGS.TS Trương Hải Nhung, Viện trưởng Viện chống lão hóa Phan Thanh Hào cùng TS Shiaw Min Hwang

Hội nghị có sự góp mặt của nhiều chuyên gia đi đầu trong lĩnh vực tế bào gốc như PGS. TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa kiêm giảng viên bộ môn Công nghệ sinh học tại Trường Đại học Quốc tế TP. HCM; PGS. TS Trần Lê Bảo Hà, Trưởng bộ môn Sinh học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia TP. HCM; Tiến sĩ Shiaw Min Hwang đến từ Đài Loan… 

Hội nghị thu hút nhiều báo cáo khoa học từ các chuyên gia, nhà nghiên cứu, bác sĩ và cộng đồng học thuật từ nhiều đơn vị như Đại học Quốc Gia TP. HCM , Đại học Y Dược TP. HCM, Trường ĐH Y Khoa Phạm Ngọc Thạch, Viện Sinh học nhiệt đới – Viện Hàn Lâm KHCN Việt Nam, Trung tâm CNSH TP. HCM và các Bệnh viện hàng đầu về tế bào gốc tại TP. HCM. Hội nghị mang đến các chủ đề đang được giới y khoa, khoa học và cộng đồng quan tâm hiện nay, bao gồm tế bào gốc đa năng cảm ứng (iPSCs), tế bào gốc từ mô chu sinh, liệu pháp tế bào gốc trung mô, tế bào gốc và y học tái tạo.

Hội nghị tế bào gốc lần thứ 11
Từ trái sang phải: PGS.TS. Nguyễn Văn Thuận, Viện trưởng Viện chống lão hóa Phan Thanh Hào, PGS.TS Trương Hải Nhung, PGS.TS Trần Lê Bảo Hà, PGS.TS.BS Trần Công Toại cùng TS Shiaw Min Hwang

Hội nghị lần này không chỉ cập nhật nhiều thông tin bổ ích về nghiên cứu, ứng dụng tế bào gốc mà còn là diễn đàn trao đổi, chia sẻ và kết nối cho cộng đồng quan tâm về tế bào gốc. Thông qua đó, Hội nghị cũng tạo cơ hội để tập hợp các nhà khoa học trong và ngoài nước ngồi lại với nhau, chia sẻ kinh nghiệm để cùng nhau phát triển và hội nhập.

PGS.TS.BS Trần Công Toại – Phó Chủ tịch Hội tế bào gốc TPHCM phát biểu khai mạc sự kiện

Đó cũng là mục tiêu phát triển, tôn chỉ hành động của Hội tế bào gốc TP. HCM. Hội là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của các nhà khoa học, bác sĩ, dược sĩ, các nhà quản lý, doanh nhân, những người làm việc trong lĩnh vực tế bào gốc hoặc có liên quan. Hội hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc trong y dược học, nông nghiệp và các lĩnh vực khác trong đời sống, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.

Sự kiện nhận được sự quan tâm đông đảo của tất cả mọi người

Nghiên cứu ứng dụng tế bào gốc là một lĩnh vực hoàn toàn mới không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả trên thế giới. Các nghiên cứu tế bào gốc tạo một luồng sinh khí mới, một dấu ấn đặc biệt và là kỳ vọng tạo ra một kỷ nguyên mới cho chuyên ngành khoa học sức khỏe – y học chính xác, cũng như các lĩnh vực có liên quan đến phục vụ đời sống xã hội.

PGS. TS Trần Lê Bảo Hà, Trưởng bộ môn Sinh học tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia TP. HCM)
PGS. TS Nguyễn Văn Thuận, Trưởng khoa kiêm giảng viên bộ môn Công nghệ sinh học tại Trường Đại học Quốc tế TP. HCM

Tế bào gốc được gọi là “phát hiện của thế kỷ” với rất nhiều ứng dụng tuyệt vời vào y sinh học và thẩm mỹ. Nhiều căn bệnh nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp, một số loại ung thư, các chứng bệnh về xương khớp… đã được ứng dụng tế bào gốc để điều trị thành công. Trong tương lai, tế bào gốc được dự đoán sẽ tiếp tục mang đến nhiều ứng dụng bất ngờ hơn nữa khi các chuyên gia đang cật lực nghiên cứu thêm những tác động của phương pháp này và thu lại rất nhiều những tín hiệu khả quan.