Rộ loạt clip mì gói đốt cháy như giấy: Chuyên gia tiết lộ sự thật

Mới đây, loạt clip đốt cháy mì tôm trên TikTok đã thu hút sự quan tâm của dân mạng. Vậy chuyên gia nói gì về vấn đề này.

0
525

Mới đây, loạt clip đốt cháy tôm trên TikTok đã thu hút sự quan tâm của dân mạng. Vậy chuyên gia nói gì về vấn đề này.

Cụ thể, nhiều người dùng đã bóc gói mì tôm ra và đốt vắt mì khiến nó bị cháy xém. Không chỉ vậy, một số người còn đưa ra nhận xét: “Bà con ơi, đừng có ăn mì nữa, quá trời ghê gớm. Nó cháy nó hôi mủ cao su chịu hết nổi rồi. Độc ác quá trời luôn, thấy sợ chưa?…”

Không ít dân mạng thử đốt mì tôm. (Ảnh cắt từ clip)

Loạt clip kể trên ngay sau khi chia sẻ lên mạng đã nhận được sự quan tâm của nhiều người. Nhất là khi trong thời gian vừa qua, thông tin Hảo Hảo bị Ireland thu hồi vì nghi có chứa chất gây ung thư khiến dân tình càng hoang mang.

Hàng loạt video clip sử dụng chung một âm thanh khiến dân tình hoang mang, lo lắng.

Được biết, trước đó khi gặp tình trạng này, trên website công ty, Acecook Việt Nam đã từng lên tiếng giải thích lý do là: “Vắt mì ăn liền làm từ bột lúa mì – là chất hữu cơ nên khi đốt sẽ gây cháy. Đây là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Tuy nhiên, người tiêu dùng không nên thử nghiệm vì sẽ rất lãng phí và để tránh gây ra rủi ro cháy nổ, nguy hiểm”.

PGS TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Không chỉ vậy, trao đổi với Zing, PGS TS Nguyễn Duy Thịnh – Viện Công nghệ thực phẩm, Đại học Bách Khoa Hà Nội đã đưa ra lí giải. Cụ thể, vị này cho biết: “Mì tôm vốn được làm từ tinh bột mì và chiên qua dầu. Sau đó, mì tôm còn được sấy khô nên độ ẩm rất thấp. Vì thế, mì tôm đóng gói mở ra lấy tay bẻ giòn tan và dễ bắt lửa vì đã chiên qua dầu. Các loại thực phẩm như thịt, bánh mì nếu chiên qua dầu và sấy khô đều dễ dàng cháy như thế.”

“Người ta thấy mì tôm cháy rất lạ là vì từ trước đến nay chưa có mấy người mang mì tôm ra đốt lửa như thế. Nếu bánh mì có ruột bình thường, độ ẩm cao không bén lửa nhưng đem sấy khô, độ ẩm thấp như mì tôm thì nó cũng bén lửa bình thường như hình ảnh của miếng mì tôm kia”, PGS Thịnh nhấn mạnh.

Như vậy có thể thấy việc lấy vắt từ gói ra, bẻ giòn tan và dễ bắt lửa khá dễ hiểu. Vậy nên người tiêu dùng nên cần tìm hiểu thông tin chính xác để tránh hiểu nhầm và gây hoang mang.

Nguồn tổng hợp