Cúng Rằm tháng Giêng 2022 vào ngày nào thì tốt? Những lưu ý khi cúng Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày lễ Tết quan trọng trong văn hóa tâm linh người Việt. Vậy năm 2022 này cũng Rằm tháng Giêng vào ngày nào thì tốt là câu hỏi của nhiều người.

0
234

Rằm tháng Giêng (hay còn gọi là Tết Nguyên Tiêu) là một trong những ngày lễ Tết quan trọng trong văn hóa tâm linh người Việt. Vậy năm 2022 này cũng Rằm tháng Giêng vào ngày nào thì tốt là câu hỏi của nhiều người.

Mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng không cần quá cầu kỳ nhưng phải thể hiện được sự thành tâm của gia chủ. Các gia đình có thể cúng Rằm tháng Giêng từ ngày 14 âm lịch. Ảnh TL

Theo Sức Khoẻ Đời Sống, Rằm tháng Giêng là lễ cúng tưởng nhớ công ơn của gia tiên trong nhà, sau là để con cháu thụ lộc đầu năm lấy may. Người xưa tin rằng Rằm tháng Giêng đức Phật giáng lâm, là dịp người người đi chùa cầu an, cầu may, cúng sao giải hạn… 

Rằm tháng Giêng (Tết Nguyên Tiêu năm Nhâm Dần) vào ngày 15/2/2022 (dương lịch), nhà nhà đang chuẩn bị và sửa soạn để cúng Rằm tháng Giêng. 

Năm Nhâm Dần 2022, Rằm tháng Giêng rơi vào thứ Ba, ngày 15/2/2022 dương lịch. Theo lịch can chi là ngày Kỷ Hợi, ngũ hành Mộc, sao Vĩ, lục nhâm Tốc hỷ.

Dưới góc nhìn chuyên gia, đây là ngày đẹp và phù hợp nhất để thực hiện cúng Rằm tháng Giêng năm 2022. Theo Lịch dụng sự, ngày 14 tháng Giêng năm Nhâm Dần 2022 cũng khá tốt để thực hiện nghi lễ cúng Rằm, nhưng nên tiến hành từ sáng sớm ngày 14 tháng Giêng âm lịch đến trước 19h ngày Rằm tháng Giêng âm lịch.

Khung giờ đẹp để thực hiện cúng Rằm Tháng Giêng vào ngày 14 tháng Giêng âm lịch gồm:

Giờ Thìn (7h-9h), giờ hoàng đạo Thanh Long;

Giờ Tỵ (9h-11h), giờ hoàng đạo Minh Đường;

Giờ Thân (15h-17h), giờ hoàng đạo Kim Quỹ;

Giờ Dậu (17h-19h), giờ hoàng đạo Bảo Quang;

Giờ Thìn (7h-9h), giờ hoàng đạo Tư Mệnh;

Giờ Ngọ (11h-13h), giờ hoàng đạo Thanh Long;

Giờ Mùi (13h-15h), giờ hoàng đạo Minh Đường;

Lễ cúng Rằm tháng Giêng thường vào giờ Ngọ (tức là từ 11-13h ngày chính Rằm xưa nay được cho là tốt nhất. Nhưng ngày nay nhiều người vì bận rộn với công việc nên tùy cơ ứng biến mà cúng vào các ngày, giờ khác nhau, với quan niệm thể hiện tấm lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với tổ tiên, thánh thần…

Lời khuyên là nên cúng Rằm tháng Giêng vào các khung giờ hoàng đạo trên của ngày 14 và chính Rằm, bởi sau khoảng thời gian đó việc cúng sẽ kém linh.

Dưới đây là một số lưu ý khi cúng lễ Rằm tháng Giêng: 

Không nên dùng hoa giả, trái cây giả: Việc thờ cúng phải tịnh tâm, nhà có sao dâng lên vậy, nên dùng hoa tươi, trái cây tươi để dâng cúng thần Phật, tổ tiên.

Không nên dùng đồ chay giả mặn: Dịp này, nhiều gia đình sẽ nấu nướng các món chay để làm lễ cúng. Gia chủ lưu ý, khi làm mâm cỗ cúng Rằm tháng Giêng là đồ chay thì nên làm đồ thuần chay.

Không đốt nhiều vàng mã: Đạo Phật không cổ xúy việc đốt vàng mã, vừa phí phạm lại ô nhiễm môi trường. Vậy nên, người dân đi lễ nên dùng tấm lòng thành kính chứ không phải cố sắm mâm cao cỗ đầy hoặc đốt quá nhiều vàng mã gây lãng phí.

Không dịch bát hương: Vào ngày Rằm tháng Giêng, các gia đình thường lau dọn bàn thờ. Khi làm việc này lưu ý không xê dịch bát hương, trước khi lau dọn nên thắp 1 nén hương khấn xin Thần linh Thổ địa, tổ tiên về việc sẽ lau dọn ban thờ để chuẩn bị lễ cúng Rằm tháng Giêng.

Thông tin chỉ mang tính chất tham khảo!

Nguồn: Tổng hợp