Viêm gan bí ẩn xuất hiện ở Đông Nam Á: Những điều cha mẹ không nên bỏ qua

Bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyền cũng đưa ra khuyến cáo, khi phụ huynh thấy trẻ có các triệu chứng như: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… thì nên cho trẻ đi khám.

0
183

Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, các trường hợp được xác định là viêm gan bí ẩn đều có biểu hiện đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa, xét nghiệm đều cho thấy men gan cao. Chính vì vậy khi thấy con trẻ có những triệu chứng này các bậc phụ huynh nên đưa con đi khám.

Trong thời gian vừa qua, bệnh viêm gan bí ẩn ở trẻ em đang là mối quan tâm của nhiều người. Các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác nguyên nhân gây bệnh. Tại Việt Nam, hiện tại vẫn chưa chưa ghi nhận trường hợp nào mắc viêm gan bí ẩn.

Trước nguy cơ bệnh xâm nhập vào nước ta, việc phòng bệnh, phát hiện các ca từ sớm là đều quan trọng. Trao đổi với báo giới, BSCKII Nguyễn Nguyên Huyền – Trưởng Khoa khám bệnh cơ sở Kim Chung, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho hay: “Tuy nhiên, căn bệnh viêm gan bí ẩn chưa hoàn toàn chắc chắn do Adenovirus thông thường gây ra mà có thể do chủng đột biến, cho nên dựa vào các kỹ thuật thông thường thì khó có thể ‘bắt’ được đây là Adenovirus. Chính vì vậy, chúng ta vẫn cần chờ đợi thêm thông tin từ các chuyên gia trên thế giới tìm hiểu để xem viêm gan bí ẩn do căn nguyên virus gì, tác nhân gì, có xuất hiện tình trạng đột biến hay không… Từ đó mới có đoạn gen đặc hiệu để xét nghiệm truy tìm nguyên nhân chính xác của viêm gan bí ẩn”.

Theo nhận định của BS. Huyền, khả năng cao tác nhân gây bệnh viêm gan bí ẩn lây qua đường máu và đường tiêu hóa – đặc biệt lưu ý đến đường tiêu hóa vì biểu hiện đầu tiên của trẻ chính là ở đường tiêu hóa.

Dựa trên những phán đoán của mình, bác sĩ Nguyễn Nguyên Huyền cũng đưa ra khuyến cáo, khi phụ huynh thấy trẻ có các triệu chứng như: Đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy… thì nên cho trẻ đi khám. Đặc biệt, cha mẹ tuyệt đối không tự ý điều trị cho trẻ.

Những điều cần lưu ý để bảo vệ trẻ trước căn bệnh viêm gan bí ẩn:

Nâng cao hơn và cần duy trì ý thức, thói quen phòng chống dịch bệnh, nâng cao vệ sinh cá nhân, sát khuẩn tay thường xuyên, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Ăn chín, uống sôi, nâng cao ý thức về an toàn vệ sinh thực phẩm, dùng thực phẩm an toàn…

Tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng

Bổ sung dinh dưỡng cho trẻ

Nên dạy trẻ duy trì thói quen rửa tay và sát khuẩn tay. Không nên vì lo lắng quá mà hạn chế trẻ vận động ngoài trời.

Theo dõi sát trẻ, khi có dấu hiệu nghi ngờ thì cho trẻ đi khám tại bệnh viện.

Nguồn: Tổng hợp