Nghệ nhân Dũng Công Tử – Từ thiện “Cho đi là còn mãi”

0
145

Sinh ra và lớn lên trong khó khăn, nghệ nhân Dũng Công Tử luôn cố gắng giúp đỡ những mảnh đời kém may mắn trong cuộc sống, anh tâm niệm “cho đi là còn mãi, sống để được yêu thương”

Dẫn chúng tôi đi tham quan mô hình trồng lan rừng của mình, anh Dũng Công Tử cho hay, hiện mô hình trồng lan của gia đình anh đã đem lại hiệu quả kinh tế khá lớn, mang lại thu nhập cao, vừa giúp cải thiện cuộc sống gia đình, đồng thời giúp đỡ được rất nhiều những mảnh đời khó khăn.

Với niềm đam mê lan rừng, anh Dũng Công Tử đã đi rất nhiều nơi để sưu tâm mỗi loại lan một ít về trồng để thỏa trí đam mê. Trồng được một thời gian thì có nhiều người tới thăm quan và hỏi mua với giá khá cao nên anh nhận thấy trồng hoa lan rừng có giá trị kinh tế cao, sau đó anh quyết định khởi nghiệp từ trồng lan.

Năm 2019 khi biết đến vườn lan Tùng Nguyễn nổi tiếng và nhận thấy loại lan rừng này dễ trồng và cho hiệu quả kinh tế cao, anh tiếp tục đầu tư để mở rộng mô hình. Sau hơn 10 năm theo đuổi đam mê và cũng là quyết tâm đi theo mô hình làm kinh tế mới, đến nay quy mô trồng lan rừng của gia đình anh Huy đã lên tới hàng nghìn giò to nhỏ, đặc biệt là các giò lan giả hạc đột biến cực kỳ quý hiếm như 5 cánh trắng (Phú Thọ, HO, Bạch Tuyết), hồng Yên Thủy, hồng Minh Châu, hồng Á Hậu với tổng diện tích gần 200 m2.

Nói về kinh nghiệm trồng và chăm sóc lan rừng, anh Dũng cho biết: “Làm gì cũng cần có đam mê và tâm huyết. Tôi vốn là người không có kiến thức đào tạo gì liên quan đến lan, nhất là lan rừng, nhưng khi đã thích và đam mê thì tự tìm cách học hỏi. Qua học hỏi kiến thức từ sách báo và từ những người có kinh nghiệm trồng lan, tôi dần đúc rút được nhiều kiến thức, kỹ năng, vốn hiểu biết về lan rừng cho bản thân…

Điều quan trọng nhất khi chơi lan rừng là phải tìm hiểu cặn kẽ môi trường sống của từng loại lan. Mỗi loài lan có một đặc tính khác nhau, môi trường, nhiệt độ thích nghi cũng khác nhau. Không thể đưa một loại lan đang sống ở độ cao hơn 1.000m trở về độ cao mấy trăm mét mà nó sống ngay được. Vì vậy trước khi lấy một loại lan trên rừng về vườn nhà chăm sóc, thuần dưỡng phải tìm hiểu môi trường sống của nó, nếu không cây sẽ lụi dần và chết hết.

Hiện, khách hàng chủ yếu tại vườn lan của nghệ nhân Dũng Công Tử đến từ các tỉnh như Quảng Ninh, Hải Phòng, Hà Nội…. Toàn bộ diện tích vườn lan của ông chủ 8x đều được phủ màn lưới che chắn cẩn thận. Từ những loài lan bông nhỏ đến những loại lan bông to, phong lan, địa lan, anh đều sưu tầm và “thuần hóa” trong vườn nhà. “Tùy vào độ quý và đẹp mà các loại hoa có giá trị khác nhau. Đôi khi cả bó cũng chỉ vài trăm nghìn đồng nhưng có khi chỉ một nhánh thôi cũng vài ba triệu đồng”.

Từ số tiền có được từ việc trồng lan, nghệ nhân Dũng Công Tử đã ủng hộ một phần vào các hoạt động từ thiện giúp đỡ những mảnh đời có hoàn cảnh khó khăn. Đặc biệt giai đoạn dịch bệnh covid19 ở Đà Nẵng và lũ lụt Miền Trung.  Anh cũng ủng hộ, tham gia tài trợ các giải đấu thể thao ở thôn xóm, đi đầu trong việc ủng hộ xây dựng và kiến thiết cơ sở hạ tầng của địa phương. Với anh, cho đi chính là nhận lại. Cuộc sống phải có tình yêu thương và sẻ chia mới thực sự có ý nghĩa.

Nguồn: TCTTT