5 loại thực phẩm quen thuộc có nguy cơ gây bệnh cao

0
193

5 thực phẩm quen thuộc trong bếp này có nhiều nguy cơ gây bệnh nếu không sử dụng đúng cách, các gia đình đều nên lưu ý.

Nhiệt độ nóng bức của mùa hè dễ khiến thực phẩm ôi thiu và tạo điều kiện để hình thành nấm mốc. Nhiều người vì không muốn lãng phí, thường cố gắng cắt bỏ những phần bị mốc và tiếp tục ăn, tuy nhiên đây là một thói quen sai lầm bởi nấm mốc, đặc biệt là aflatoxin không chỉ gây biến đổi về hương vị, trạng thái, bề ngoài mà còn có thể gây ngộ độc thực phẩm, ung thư hoặc thậm chí gây chết người.

1mg aflatoxin cũng đủ gây ung thư, 20mg gây tử vong

Aflatoxin là loại chất độc đã được Tổ chức Y tế thế giới WHO xếp vào nhóm gây ung thư số 1. Aflatoxin sinh ra bởi nấm Aspergillus flavus và A. parasiticus.

Theo nghiên cứu được thực hiện bởi Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế, tiếp xúc lâu dài với nồng độ cao của aflatoxin có thể gây ung thư gan. Chỉ cần tiêu thụ vào cơ thể 1mg qua đường ăn uống cũng đủ để gây ung thư. Một người có cân nặng 70kg sẽ chết nếu tiêu thụ 20 miligam aflatoxin.

5 món quen trong bếp có nguy cơ chứa aflatoxin mà bạn cần cảnh giác

1. Mộc nhĩ ngâm lâu ngày

Mộc nhĩ chứa rất nhiều protein, cellulose… bản thân nó không có độc tố. Nhưng nếu được ngâm trong thời gian quá dài, mộc nhĩ có thể sinh ra quá nhiều vi khuẩn và sản sinh aflatoxin. Ngay cả khi nó được rửa nhiều lần, aflatoxin cũng không thể được loại bỏ.

Mộc nhĩ ngâm lâu ngày sẽ sản sinh aflatoxin.

2. Hạt hướng dương có vị đắng

Nếu bạn ăn phải hạt hướng dương có vị đắng, hãy chắc chắn nhổ chúng ra và súc miệng ngay lập tức bởi vì vị đắng của các loại hạt như hạt hướng dương đến từ nấm mốc aflatoxin, nếu tiêu thụ thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ung thư gan.

Nếu bạn ăn phải hạt hướng dương có vị đắng, hãy chắc chắn nhổ chúng ra và súc miệng.

3. Bơ đậu phộng kém chất lượng có nguồn gốc không rõ ràng

Để giảm chi phí, một số doanh nghiệp sử dụng đậu phộng kém chất lượng hoặc thậm chí sử dụng đậu phộng mốc. Đậu phộng hư hỏng có chứa aflatoxin, đây chính là nguyên nhân khiến món bơ đậu phộng kém chất lượng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Chính vì vậy, bạn nên chỉ sử dụng loại bơ đậu phộng có nguồn gốc, ngày sản xuất và hạn sử dụng rõ ràng…

Để giảm chi phí, một số doanh nghiệp sử dụng đậu phộng kém chất lượng hoặc thậm chí sử dụng đậu phộng mốc.

4. Gạo xuống cấp

WHO từng nhấn mạnh rằng: Aflatoxin đặc biệt nguy hiểm đối với con người và động vật vì chúng được tìm thấy trong hầu hết các loại cây lương thực chính. Trong đó, gạo hư hỏng là một trong những nguyên liệu dễ tồn tại aflatoxin nhất.

Gạo hư hỏng là một trong những nguyên liệu dễ tồn tại aflatoxin nhất.

5. Ngô bị mốc

Hàm lượng tinh bột càng cao thì càng dễ tạo ra aflatoxin sau khi bị nấm mốc. WHO đã liệt kê ngô là một trong những thực phẩm nguy cơ cao nhiễm aflatoxin nhất. Đáng nói, nếu cho gia súc, gia cầm ăn những loại ngũ cốc bị mốc. Động vật sẽ tích tụ chất độc trong cơ thể, sau đó con người ăn thịt và nhiễm nấm mốc gián tiếp.

Hàm lượng tinh bột càng cao thì càng dễ tạo ra aflatoxin sau khi bị nấm mốc.

Những biện pháp cần làm để phòng tránh ngộ độc aflatoxin

– Rửa tay thường xuyên: Ngoài thực phẩm, nhiều đồ vật trong nhà cũng có thể bị nhiễm aflatoxin. Rửa tay thường xuyên là cách cơ bản nhất để tránh xa độc tố.

– Khi đi mua hàng: Cần đảm bảo mùi của các loại ngũ cốc và các loại hạt càng tươi càng tốt. Được trồng càng gần nhà càng tốt và không được vận chuyển trong một thời gian dài.

– Đừng ăn những thứ bị mốc: Thực phẩm bị mốc có thể không chứa aflatoxin nhưng nó vẫn có thể gây hại cho sức khỏe. Chính vì thế các gia đình nên kiên quyết vứt bỏ đồ nấm mốc, không rửa sạch bằng nước hoặc loại bỏ phần bị mốc để tiếp tục sử dụng vì điều này cũng không thể loại bỏ hoàn toàn nấm mốc.

– Cố gắng không dùng miệng để bóc các loại hạt, thay vào đó hãy gọt vỏ bằng tay hoặc dụng cụ để giảm nguy cơ nhiễm aflatoxin.

– Cẩn thận kiểm tra ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt trước khi dùng. Kiên quyết vứt bỏ tất cả các thực phẩm bị mốc, đổi màu hoặc teo nhỏ.

– Chỉ mua các loại hạt, bơ đậu phộng ở những thương hiệu uy tín bởi aflatoxin không hoàn toàn bị tiêu diệt bởi quá trình chế biến hoặc rang.

– Hãy chắc chắn rằng thực phẩm trên được bảo quản đúng cách và không để quá lâu trong nhà trước khi sử dụng.

(Nguồn: WHO, QQ)