Vụ “dì ghẻ” bạo hành con chồng dẫn đến không qua khỏi: “Đừng xem đánh con là chuyện bình thường”

Sự qua đời của bé T.T.V.A nghi do bị “dì ghẻ” bạo hành đã ám ảnh không ít người. Không chỉ vậy, nhiều vấn đề đằng sau câu chuyện này được dư luận mang ra “mổ xẻ”.

0
193

Sự qua đời của bé T.T.V.A nghi do bị “dì ghẻ” bạo hành đã ám ảnh không ít người. Không chỉ vậy, nhiều vấn đề đằng sau câu chuyện này được dư luận mang ra “mổ xẻ”.

>> Xem thêm: Vụ bé gái không qua khỏi nghi vì bị bạo hành: Đừng im lặng!

Vụ án này là một cơ hội để tỉnh thức lại xã hội

Theo dõi câu chuyện này, Nhà báo Hoàng Anh Tú hay còn được biết đến với cái tên anh Chánh Văn của báo Hoa Học Trò đã không giấu được cảm xúc của mình. “Trước đó, ở Hà Nội đã xảy ra câu chuyện cha dượng cùng vợ đánh con riêng của vợ. Kết quả là cha dượng bị tử hình, người vợ bị chung thân. Tôi thật mong vụ án này cũng sẽ cho kết quả thích đáng.

Mặc dù biết rằng, dù thế nào cũng không thể cứu lại bé gái. Nhưng pháp luật phải được thực thi. Những kẻ ra tay tàn độc với trẻ em cần được nghiêm trị. Và thêm một lần nữa, xã hội phải được thức tỉnh lương tri trong việc bảo vệ những đứa trẻ đang bị bạo hành mỗi ngày. Bằng sự lên tiếng. Bằng việc phòng ngừa, bảo vệ từ xa, từ sớm. Chứ đừng để đứa trẻ chết rồi ta mới nói lời đau xót, phẫn nộ.

Nếu chúng ta không thờ ơ khi nghe tiếng khóc trẻ em nhà kế bên, nếu chúng ta đừng coi “đánh con là chuyện bình thường”, nếu chúng ta đừng tư duy kiểu “pháp luật còn nương nhẹ với kẻ bạo hành trẻ em”… Làm ơn, đừng đổ lỗi, đừng nghĩ mình vô can và đừng cho rằng pháp luật bị coi nhẹ khi chính bạn đang coi nhẹ pháp luật”.

Nhà báo Hoàng Anh Tú

Không chỉ riêng nhà báo nói trên mà những ngày qua dư luận thực sự “nổi sóng” trước câu chuyện này. Người ta kỳ vọng vào sự nghiêm minh của pháp luận: Xử đúng người, đúng tội và không để lọt tội phạm. Hơn thế nữa, sự việc này là một cơ hội để thức tỉnh xã hội về vấn đề bảo vệ quyền trẻ em.

“Các cơ quan có trách nhiệm cần lên tiếng không phải để góp vào sự phẫn nộ của xã hội mà là cung cấp nhiều hơn nữa những công cụ cho người dân khi gặp, khi thấy những trường hợp tương tự. Như số điện thoại 111 báo việc bạo hành trẻ em phải trở thành cây kiếm chứ đừng chỉ là lá khiên bảo vệ. Tôi thật tiếc khi dường như mọi báo đài và cả trong 100% các trường học đều có tuyên truyền về số tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em nhưng rất nhiều người lớn vẫn nói là không biết, bây giờ mới biết.

Đó là lỗi ở chúng ta, những người lớn mới chỉ nghĩ đến bảo vệ trẻ em mà quên rằng chúng ta còn phải chiến đấu để chống lại những kẻ bạo hành trẻ em. Vụ án này là một cơ hội để tỉnh thức lại xã hội vì thế”, Nhà báo Hoàng Anh Tú chia sẻ.

Người dân thắp nến tưởng niệm bé gái vào tối 27/12. Ảnh: VnExpress

>> Có thể bạn quan tâm: Vụ bé 8 tuổi qua đời: “Dì ghẻ” từng tố giúp việc nạt nộ con nhưng bản thân lại hành động tàn nhẫn

Khung hình phạt nào dành cho kẻ bạo hành trẻ em?

Liên quan đến vụ cháu bé 8 tuổi bị hành hạ dẫn đến tử vong  ở TP Hồ Chí Minh, ngày 28/12, Công an quận Bình Thạnh (TP HCM) đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 tháng với V.N.Q.Tr (26 tuổi, trú quận Bình Thạnh) về hành vi hành hạ trẻ em.

Trẻ em được gia đình, Nhà nước và xã hội tôn trọng, bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm và danh dự. Mọi hành vi vi phạm quyền của trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em đều bị nghiêm trị theo quy định của Pháp luật.

Người giúp việc hé lộ từ khi ông Th. dẫn bà Trang về chung sống thì ngôi nhà có nhiều xáo trộn.

Những hành vi được coi là ngược đãi, bạo hành trẻ em

Căn cứ quy định tại khoản 6 – Điều 4 – Luật Trẻ em năm 2016, cụ thể:

Bạo lực trẻ em là hành vi hành hạ, ngược đãi, đánh đập; xâm hại tới thân thể, sức khỏe, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm; cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn hại về thể chất, tinh thần của trẻ em.

Hành vi này được hướng dẫn tại Điều 8 – Nghị định số 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số quy định của Luật, bao gồm:

– Xâm phạm thân thể, đánh đập, đối xử tồi tệ đối với trẻ em; bắt trẻ em nhịn ăn uống, mặc rách, hạn chế vệ sinh cá nhân; giam hãm trẻ em; bắt trẻ em sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm.

– Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, xao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

– Dùng các biện pháp trừng phạt để dạy trẻ em, làm trẻ em tổn thương, đau đớn để thể xác và tinh thần.

– Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương về tinh thần.

Ngược đãi, bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào?

Điều 37 – Hiến pháp năm 2013 đã quy định rất rõ ràng, cụ thể:

“ Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”.

Bà Nguyễn Võ Quỳnh Trang khi thực nghiệm hiện trường

Thứ nhất: Xử phạt hành chính

Căn cứ tại khoản 2 – Điều 27 – Nghị định số 144/2013/NĐ-CP, người thực hiện một trong số các hành vi sau đây sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, cụ thể:

 – Xâm phạm thân thể, gây tổn hại về sức khỏe đối với trẻ em.

– Bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với trẻ em.

– Gây tổn thương về tinh thần, xúc phạm nhân phẩm, danh dự, lăng nhục, chửi mắng, đe dọa, làm nhục, cách ly, sao nhãng ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

– Dùng các biện pháp trừng phạt để dắt trẻ em làm trẻ em tổn thương, đau đớn về thể xác, tinh thần.

– Thường xuyên đe dọa trẻ em bằng các hình ảnh, âm thanh, con vật, đồ vật làm trẻ em sợ hãi, tổn thương tinh thần.

Bên cạnh đó, có thể bị áp dụng một số biện pháp sau:

– Buộc chịu mọi chi phí để khám bệnh, chữa bệnh (nếu có) cho trẻ em đối với hành vi vi phạm.

– Buộc tiêu hủy vật phẩm gây hại cho sức khỏe trẻ em đối với hành vi vi phạm.

– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.

Thứ hai: Truy cứu trách nhiệm hình sự

Bộ luật Hình sự năm 2015, căn cứ vào tính chất của từng sự việc ngược đãi, hành hạ trẻ em mà người phạm tội có có thể bị xử phạt với các tội khác nhau, ví dụ:

– Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

Người cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng đối với người dưới 16 tuổi thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm.

Khung hình phạt cao nhất của tội này là bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân đối với một trong các trường hợp làm chết 02 người trở lên; gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe cho đến 02 người trở lên mà tỷ lệ tổn thương cơ thể của mỗi người 61% trở lên; gây thương tích vào vùng mặt của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.

– Điều 134: Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

 Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương có thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm haowjc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt từ từ 07 năm đến 14 năm:

  1. a) Làm chết người;

– Điều 185. Tội ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng ình:

“1. Người nào đối xử tồi tệ hoặc có hành vi bạo lực xâm phạm thân thể ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu hoặc người có công nuôi dưỡng mình thuộc một trong những trường hợp sau đây, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

  1. a) Thường xuyên làm cho nạn nhân bị đau đớn về thể xác, tinh thần;
  2. b) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
  4. a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu;
  5. b) Đối với người khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng hoặc người mắc bệnh hiểm nghèo.”

– Điều 140. Tội hành hạ người khác:

“ 1. Người nào đối xử tàn ác hoặc làm nhục người lệ thuộc mình nếu không thuộc các trường hợp quy định tại Điều 185 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

  1. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:
  2. a) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
  3. b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 31% trở lên;
  4. c) Đối với 02 người trở lên.

>> Bài viết cùng chủ đề: Vụ bé gái nghi bị “dì ghẻ” tác động vật lý đến qua đời: Mẹ ruột cả năm không được gặp con

Nguồn: Tổng hợp