Việt Nam có hai đại diện trong top 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020

Sự góp mặt của Nguyễn Bạch Điệp và Trương Thị Lệ Khanh trong danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020 đã trở thành niềm tự hào đối với Việt Nam.

0
172

Mới đây, tạp chí uy tín Forbes đã công bố danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á 2020 (Asia’s Power Businesswomen). Bên cạnh các đại diện đến từ Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore hay Trung Quốc, Việt Nam cũng đóng góp vào danh sách hai nữ doanh nhân là bà Trương Thị Lệ Khanh – nhà sáng lập và Chủ tịch CTCP Vĩnh Hoàn và bà Nguyễn Bạch Điệp – Chủ tịch FPT Retail.

Bà Trương Thị Lệ Khanh và Nguyễn Bạch Điệp lọt top 25 nữ doanh nhân quyền lực châu Á 2020. Ảnh: Interenet.

Bà Trương Thị Lệ Khanh sinh năm 1961 ở An Giang. Bà tốt nghiệp Cử nhân Kinh tế tại Đại học Tài chính Kinh tế TP.HCM. Sau khi ra trường, bà đã làm việc ở một công ty xuất khẩu thủy sản tại An Giang. Những kinh nghiệm trong quá trình làm việc giúp bà có sự am hiểu về ngành thủy sản. Điều này đã trở thành động lực khiến bà Lệ Khanh quyết định nghỉ việc để thành lập Công ty TNHH Vĩnh Hoàn.

Bà Lệ Khanh đã từ bỏ công việc nhà nước ổn định để khởi nghiệp. Ảnh: Internet.

Công ty của bà chủ yếu hướng đến việc xuất nhập khẩu các mặt hàng như cá tra, basa fillet và hàng giá trị gia tăng từ cá tra và cá basa. Với những kinh nghiệm về ngoại thương, bà Lệ Khanh đã giúp công ty Vĩnh Hoàng có chỗ đứng ở thị trường nước ngoài. Vào năm 2007, ngành xuất khẩu cá tra bùng nổ đã tạo ra thời cơ để Vĩnh Hoàn vươn lên dẫn đầu kim ngạch xuất khẩu cá tra cả nước. Với thành công hiện tại, bà còn được báo chí và truyền thông gọi bằng danh xưng “nữ hoàng miền Tây”.

Thành công hiện tại khiến bà được gọi là “nữ hoàng miền Tây”. Ảnh”: Internet.

Trong khi đó, bà Nguyễn Bạch Điệp cũng được gọi xưng tụng là “người đàn bà thép” với việc đưa FPT trở thành nhà bán lẻ thiết bị công nghệ lớn thứ hai Việt Nam. Bà tốt nghiệp Đại học Mở TP HCM, ngành quản trị kinh doanh. Bà Bạch Điệp bắt đầu làm việc cho FPT từ năm 1997 và trở thành Chủ tịch năm 2017. Dưới sự điều hành của bà, từ 17 cửa hàng ban đầu, đến nay FPT Shop đã có hơn 500 cửa hàng trên hệ thống cả nước. Chưa dừng lại ở mảng bán lẻ thiết bị số, FPT Retail còn nhảy vào mảng bán lẻ dược phẩm sau khi mua lại chuỗi nhà thuốc Long Châu.

Nguyễn Bạch Điệp là người có công lớn trong sự phát triển của FPT. Ảnh: Internet.

Vào năm ngoái, Việt Nam cũng có 2 nữ doanh nhân lọt vào danh sách nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á là bà Nguyễn Thị Phương Thảo – CEO Vietjet và Trần Thị Lệ – CEO NutiFood. Điều này càng chứng minh sự thành công và vị thế của phụ nữ Việt Nam ở lĩnh vực kinh doanh.