‘Tôi 45 tuổi và hài lòng với cuộc sống độc thân’

Shu Ling (nhà văn) thoải mái với cuộc sống độc thân ở tuổi trung niên. Cô đã lên kế hoạch rõ ràng, mua một căn hộ nhỏ và tiết kiệm tiền để về hưu.

0
221

Shu Ling (nhà văn, sinh năm 1976) đang sống ở Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc). Lựa chọn sống độc thân cho đến hiện tại, cô đã trải qua hai đợt “khủng hoảng”: một lần vào khoảng 28-29 tuổi khi nhìn thấy bạn bè lần lượt kết hôn, lần thứ hai là vào năm 34-35 tuổi, lúc đó những người xung quanh đều giục cô mau chóng lấy chồng và sinh con.

Tuy nhiên ở hiện tại, khi kinh tế và sự nghiệp có phần ổn định, Shu Ling đã xây dựng kế hoạch cho tương lai, cảm thấy thoải mái với cuộc sống một mình và những người xung quanh cũng dần ủng hộ lựa chọn của nữ nhà văn.

“Tôi thực sự có rất nhiều cảm xúc về tuổi trung niên. Tôi có thái độ sống giản dị hơn. Mỗi khi nói đến chuyện này tôi đều muốn nhấn mạnh một điều rằng cá nhân tôi không khuyến khích sống độc thân, nhưng đó là một phần thực tế trong xã hội phát triển”, Shu Ling chia sẻ trên chương trình Sandwich Radio.

phu nu doc than anh 1

Kế hoạch độc thân

Hài lòng với cuộc sống độc thân, Shu Ling cũng bày tỏ quan điểm lựa chọn độc thân đồng nghĩa người phụ nữ cần có kế hoạch cho tương lai và kinh tế ổn định khi nghỉ hưu một mình.

“Tôi có một công việc tốt trong xã hội, không giàu, nhưng cũng đủ cho kế hoạch của mình. Năm ngoái, tôi mua một căn hộ nhỏ và đã tính toán tiền nghỉ hưu. Nhưng tôi biết không phải ai cũng có đủ điều kiện để làm được như thế”.

Truyền thông thường đưa câu chuyện về một phụ nữ độc thân thường đi kèm với miêu tả nỗi cô đơn của họ nhiều hơn, khiến nhiều người có hình dung sai về mục tiêu sống của họ.

Nhiều phụ nữ độc thân thường than thở, cảm thấy bi quan và cảm giác mình không xứng đáng được yêu thương. Do quan niệm xã hội, nhiều người khó thoát khỏi lối suy nghĩ rằng họ độc thân vì không còn lựa chọn nào khác.

“Thế hệ cha mẹ tôi thường không quan tâm cuộc hôn nhân của con có thực sự ý nghĩa hay không. Họ chỉ quan tâm bạn đã kết hôn hay chưa, cho dù sau đó bạn có ly hôn đi nữa. Văn hóa ở nông thôn sẽ khiến bạn chẳng bao giờ có ý nghĩ mình sẽ độc thân cả đời, gia đình và mọi người xung quanh sẽ luôn nhắc bạn về chuyện lấy chồng”.

phu nu doc than anh 2

Shu Ling cho rằng độ tuổi sinh đẻ luôn là áp lực tiềm ẩn trong lòng đa số phụ nữ, dù không muốn có con thì họ cũng luôn phải dành thời gian suy nghĩ về chuyện này.

Khác với nam giới thường được cho không quá vội vã trong chuyện có con và dành nhiều thời gian để phấn đấu cho sự nghiệp hơn, phụ nữ có nhiều nỗi lo về việc càng lớn tuổi càng khó sinh đẻ.

Bởi vậy, với phụ nữ độc thân, trước tuổi 35 chính là khoảng thời gian áp lực nhất, khi họ suy nghĩ nhiều đến quyết định có con hay không.

Thực tế, chất lượng tinh trùng ở đàn ông lớn tuổi cũng suy giảm nhanh chóng, dẫn đến việc đứa trẻ chào đời dễ mang các vấn đề sức khỏe. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, định kiến xã hội thường chỉ trách phụ nữ nếu đứa con có vấn đề.

Nữ nhà văn cho rằng nhiều phụ nữ trẻ ngày nay có thể sống tốt nếu có năng lực tài chính cá nhân. Họ có nhiều cơ hội học hành và việc làm hơn, điều đó giúp nữ giới có nhiều lựa chọn tương lại, không phải áp lực phải là một người vợ hay người mẹ mới xác định giá trị của mình trong xã hội.

Theo Zing