Team ăn chè đậu đỏ năm ngoái, năm nay đã có bồ chưa?

Cứ đến ngày Thất tịch (7/7 âm lịch), nhiều bạn trẻ truyền tay nhau nếu ăn chè đậu đỏ trong hôm nay sẽ “hết FA”.

0
262
đậu đỏ

Cứ đến ngày Thất tịch (7/7 âm lịch), nhiều bạn trẻ truyền tai nhau nếu ăn chè đậu đỏ trong hôm nay sẽ “hết FA”. Nào chúng ta cùng dạo quanh mạng xã hội để xem thực hư của việc ăn chè đậu đỏ nhé!

đậu đỏ

7/7 âm lịch là ngày Ngưu Lang gặp Chức Nữ hay còn gọi với cái tên ngày “ông Ngâu bà Ngâu”. Được biết, tên gọi ấy bắt nguồn từ câu chuyện chàng chăn bò dưới hạ giới Ngưu Lang gặp gỡ và đem lòng yêu Chức Nữ, nàng con gái út của Ngọc Hoàng. Sau đó, hai người đã có một quãng thời gian sống hạnh phúc bên nhau và cùng sinh 2 con.

Nhiều dân mạng tin rằng, ăn chè đậu đỏ sẽ có người yêu. (Ảnh: Chụp màn hình)

Thế nhưng, tình yêu ấy sau đó triều đình bị phát hiện và chia cắt. Chỉ đến ngày Thất tịch, hai người mới được phép gặp nhau. Trong ngày này thường xuất hiện những cơn mưa ngâu, theo dân gian thì đây chính là nước mắt của Ngưu Lang – Chức Nữ trong ngày gặp lại nhau.

Vài năm trở lại đây, trên mạng xã hội xuất hiện “bí kíp chống ế” đó chính là vào ngày kể trên, nếu ăn các món từ đậu đỏ sẽ nhanh chóng có người yêu. Chính vì vậy, nhiều dân mạng sẵn sàng chi tiền để được thưởng thức món ăn ấy.

Thế nhưng, không phải ai cũng thành công khi thưởng thức món làm từ đậu đỏ đâu nhé! Bằng chứng là lúc dạo quanh mạng xã hội, không ít bạn trẻ “than phiền” dù ăn tới 5 bát chè đậu đỏ nhưng từ năm ngoái tới năm nay vẫn “đi sớm về khuya một mình”.

“Năm nào cũng xơi 5 bát, nhưng vẫn FA các bác ơi”.
“Hì hục vào bếp nấu chè đậu đỏ cho cả phòng ăn, cuối cùng 2/6 đứa có. Tôi vẫn lẻ bóng”.
“Đừng truyền nhau ăn đậu đỏ nữa, giả dối, tất cả là giả dối. Hãy nhìn tôi đây nè. Tết này mà không có bạn gái chắc bị mẹ đuổi ra khỏi nhà mất”.
“Ăn mòn cả bát chả có em nào. Nhanh trí chuyển hẳn sang đậu đen, mát gan, khỏe người nhưng ế thì vẫn ế thôi”.
“Tưởng mỗi FA như mình mới đi ăn chè đậu đỏ nhưng ngờ đâu toàn mấy đôi yêu nhau ăn chè”.
“Ăn kem đậu đỏ nha mọi người. Năm ngoái xếp hàng mua kem đậu đỏ ăn, ai ngờ gặp chân ái cuộc đời tại đây. Vi diệu thật”.
“Năm ngoái ăn có 1 bát được phát 1 người yêu, biết thế ăn hẳn 2 bát”.

Tại Trung Quốc, ngày 7/7 âm lịch được xem là ngày lễ tình nhân châu Á và người dân nước này sẽ dùng tới “đậu đỏ” như một cách trao tình. Tuy nhiên, “đậu đỏ” ở đây chính là hồng đỏ hay còn gọi với cái tên đậu tương tư.

Đây là một loại ngũ cốc có kích cỡ chỉ bằng đầu ngón tay út, vỏ bóng và có hình dáng khá giống với hình trái tim. Vì nó có màu đỏ, để lâu không hỏng nên được xem như biểu tượng của tình yêu chân thành, chung thuỷ. Thông thường, các đôi lứa sẽ xâu chúng thành chuỗi vòng tay, bỏ vào lọ thủy tinh, túi vải để tặng nhau làm kỷ vật. Thế nhưng, khi du nhập về Việt Nam, một số người nhầm tưởng rằng, đậu đỏ chính là hạt đậu đỏ.

Vì hồng đậu và đậu đỏ trong tiếng Trung đều được gọi là “hóng dòu” (红豆), thế nên khi chuyển ngữ, một fanpage đã hiểu sai và biến biểu tượng của lễ Thất Tịch thành loại đậu đỏ thường dùng để nấu ăn ở Việt Nam.
Vì hồng đậu và đậu đỏ trong tiếng Trung đều được gọi là “hóng dòu” (红豆), thế nên khi chuyển ngữ, một fanpage đã hiểu sai và biến biểu tượng của lễ Thất Tịch thành loại đậu đỏ thường dùng để nấu ăn ở Việt Nam.

Có thể nói, chuyện dùng các món ăn làm từ đậu đỏ trong ngày 7/7 âm lịch có “giải ế” hay không vẫn chưa rõ. Nhưng ở thời điểm này, nhiều dân mạng cho rằng cứ ở yên trong nhà là tốt nhất bởi: Phòng dịch trước đó, tình yêu kiếm sau. Về phía bạn, bạn thấy như thế nào về quan điểm này, hãy chia sẻ cùng Phụ Nữ Thế Hệ Mới nhé!

Nguồn: Tổng hợp