Chuyện cuối năm: Đừng áp lực việc “mang tiền về cho mẹ”

Trong thời gian vừa qua, bài hát “mang tiền về cho mẹ” của Đen Vâu “viral” trên mạng xã hội. Bài nhạc với ca từ chân thật, gẫn gũi cùng những giá trị rất nhân văn. Thế nhưng, lý tưởng “mang tiền về cho mẹ” cũng vấp phải không ít tranh cãi.

0
158

Trong thời gian vừa qua, bài hát “mang tiền về cho mẹ” của Đen Vâu “viral” trên mạng xã hội. Bài nhạc với ca từ chân thật, gẫn gũi cùng những giá trị rất nhân văn. Thế nhưng, lý tưởng “mang tiền về cho mẹ” cũng vấp phải không ít tranh cãi.

Sau một năm đi làm ăn xa, nhiều người thường biếu bố mẹ một khoảng tiền khi trở về nhà ngày tết.

Trước cùng một sự việc, hoàn cảnh, thế nhưng không phải cũng có những suy nghĩ giống nhau. Chuyện “5 người 10 ý” cũng chỉ là chuyện “ngày thường ở huyện”. Mới đây thôi, cụm từ “mang tiền về cho mẹ” cũng dấy lên không ít tranh cãi khi có người cho rằng, tiền thì nên đầu tư sinh lợi nhuận và phụ huynh thực sự không cần để những giá trị vật chất. Dân mạng khác lại cho rằng, điều này chắc có gì là sai cả bởi con cái không lo cho cha mẹ thì ai lo.

Tiền nên đầu tư để sinh ra lợi nhuận là điều không sai. Nó hoàn toàn hợp lý và mang lại nhiều lợi ích khi “tiền sinh ra tiền”. Vậy nên, có dân mạng cho rằng, “đem tiền về cho mẹ” là tiền “chết”.

Bên cạnh đó, có người cho rằng, việc đem tiền về cho bố mẹ có thực sự phải là điều bố mẹ mong muốn?. Trên thực tế, thứ bố mẹ cần nhất đó chính là con cái bình an, hạnh phúc chứ không nằm ở vấn đề mang về bao nhiêu tiền.

Thế nhưng số khác lại cho rằng, đem tiền về cho bố mẹ mỗi dịp tết đến xuân về điều bình thường. Ngược lại, bố mẹ sẽ rất hạnh phúc khi nhận quà từ con cái.

Sau một thời gian dài không gặp, điều bố mẹ mong muốn nhất đó chính là việc được gặp những người con thân yêu khoẻ mạnh, vui vẻ. Chuyện tiền bạc quan trọng, nhưng thứ làm các phụ huynh hạnh phúc nhất là lại là sự an nhiên của con.

Trước những tranh cãi nói trên, chia sẻ trên tờ VnExpress, Đen Vâu chia sẻ: “Tôi tôn trọng ý kiến mỗi người, nhưng không ngờ quan điểm của một số khán giả lại đi xa đến vậy. Ba mẹ tôi là dân lao động, không có đồng hưu, tiền dành dụm. Nếu tôi không chăm lo cho họ thì ai lo đây? Dù những người mẹ có mong đợi, cần tiền hay không, đó vẫn là điều mà tôi nghĩ mình nên làm và tôi thấy vui vì được làm. Bài hát khá dài, tôi hy vọng mọi người nếu quan tâm hãy lắng nghe và thấu hiểu”.

Mỗi người mỗi ý, nhưng điều chúng ta cần nhận thấy ở đây đó chính là “trách nhiệm”, sự khắc ghi nguồn cội. Chính xác đó chính là trách nhiệm với gia đình và nó không nên bị đánh đồng bởi những thứ thuộc về vật chất hoặc là một sự “đầu tư”.

Sau một năm làm việc vất vả, nhiều người thường mang một khoản tiền về biếu bố mẹ. Đó chính là một trong những phần thu nhập trong năm vừa qua của họ. Có ý kiến cho rằng, đây không chỉ đơn thuần là tiền mà là một minh chứng cho thấy sự trưởng thành và trách nhiệm của những người trẻ. Đồng thời, nó cũng thể hiện việc người đó đã có thể tự lo cho chính mình, trân quý những điều thiêng liêng và không quên công ơn dưỡng dục của đấng sinh thành.

Tiền không thể thay thế tình cảm, nhưng một phần nào đó nó mang đến niềm vui và sự an lòng của bố mẹ khi thấy các con có thể lo cho chính mình, mang những đồng tiền “sạch” bằng mồ hôi, công sức của mình chứ không phải “tiền tệ”.

Tình cảm gia đình là những điều thiêng liêng nhất. (Ảnh: Tạp chí Thương Gia)

Không mang tiền về cho mẹ, có được không? Tình cảm gia đình là những giá trị lớn lao. Bố mẹ chưa bao giờ mong cầu con cái đem tiền nhiều về cho họ. Sự hiếu thảo của mỗi đứa con đôi khi chỉ đơn giản là việc luôn quan tâm, yêu thương bố mẹ và có thành công, hạnh phúc trong cuộc sống. Vậy nên, không nên vì lý tưởng mang tiền mà trở nên áp lực vào những dịp cuối năm.

Có thể nói, lời bài hát như lời một nhắc nhở về sự trở về của những người con sau một năm xa cách bởi bản thân chúng ta mới thật sự là những điều mà bố mẹ mong muốn. Và hãy luôn nhớ rằng bản thân mình là một món quà vô giá nên “đừng mang ưu phiền về cho mẹ“.

Nguồn: Tổng hợp