TP.HCM mở hơn 3001 nơi bán hàng bình ổn cố định và 338 điểm lưu động

Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, Sở Công thương TP.HCM đã thiết lập 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

0
187
bán hàng

Theo thông tin từ báo Tuổi Trẻ, Sở Công thương TP.HCM đã thiết lập 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các siêu thị, cửa hàng tiện lợi.

bán hàng
Điểm bán hàng lưu động tại TP.HCM. (Ảnh: Sở Công thương TP.HCM)

Thiết lập hơn 3.000 điểm bán hàng bình ổn

Vấn đề lương thực, thực phẩm tại TP.HCM trong những ngày qua thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Sở Công Thương thành phố này cho biết đã thiết lập 3.001 điểm bán hàng bình ổn tại các cửa hàng, siêu thị và thêm 338 điểm bán hàng bình ổn lưu động được phân bổ trên khắp các địa bàn quận huyện Sài Gòn. Trong đó, có 130 điểm bán cho Bộ Công Thương tổ chức, 258 điểm bán do Viettel Post và VN Post thành lập, điều phối.

sieu thi
Người mua sẽ không lo về vấn đề thiếu thực phẩm. (Ảnh minh họa: VnExpress)

Ngoài ra, Sở Công Thương TP.HCM cũng cho biết, những điểm bán hàng kể trên sẽ được phát triển rộng khắp trong thời gian sắp tới. Cũng cần nói thêm rằng, hầu hết các điểm bán này đều có ở khu cách ly, phong tỏa để giúp bà con tiếp nhận nguồn hàng hóa, lương thực và đồ dùng thiết yếu.

Tờ Tuổi Trẻ dẫn lời ông Nguyễn Kim Đoán – phó chủ tịch Hiệp hội Chăn nuôi Đồng Nai cho biết, ngay sau khi thành phố Hồ Chí Minh cho mở cửa hàng bình ổn, giá thịt heo được tính toán từ giá heo hơi đến chi phí giết mổ… bán ra tại cửa hàng này thấp hơn gần 100.000 đồng/kg so với giá heo của các điểm bán lẻ những ngày qua.

Bộ công thương yêu cầu TP.HCM mở lại chợ truyền thống

Cũng theo nguồn tin kể trên, vào sáng ngày 19/7, Bộ công thương yêu cầu TP.HCM mở lại toàn bộ các chợ truyền thống. Trước vấn đề này, đại diện Giám đốc Sở Công thương TP.HCM cho biết, thành phố đã mở lại chợ truyền thống nhưng vẫn còn nhiều khó khăn tồn đọng, nhất là các vấn đề liên quan cung ứng nguồn hàng vì nhiều khu sản xuất lớn đang bị ảnh hưởng dịch. Tuy nhiên, các sở ban ngành đều đang cố gắng để điều phối.

Ngoài vấn đề kể trên, Sở thông tin – truyền thông TP.HCM cũng cho biết họ đang thực hiện các mô hình ứng dụng công nghệ. Theo đó, đơn vị này sẽ triển khai thí điểm mô hình “app đặt lịch đi chợ dành cho người dân” (tại chợ Tân Chánh Hiệp, quận 12); mô hình “tổng đài đặt lịch đi chợ” (chợ Bình Thới, quận 11).

chợ truyền thống
Mở lại chợ truyền thống là thách thức lớn cho TP.HCM. (Ảnh: Vietnam +)

Ngoài ra, điều cần lưu ý là khi mọi người đến mua sắm tại các điểm trên cần phải thực nghiêm quy định 5K của Bộ Y tế và quét mã QR bằng ứng dụng Vietnam Health Declaration. Ngoài ra, các biện pháp khác như cấp thẻ đi chợ chẵn lẻ, khử khuẩn, ưu tiên tiêm vắc xin cho tiểu thương vẫn được áp dụng.

Có thể nói với việc mở các điểm bán hàng bình ổn giá, chợ truyền thống, chị em tại TP.HCM sẽ không còn phải lăn tăn về vấn đề mua thực phẩm. Vấn đề còn lại lúc này đó chính là việc chúng ta cần đoàn kết, thực nghiệm nghiêm nguyên tắc 5K phòng chống dịch Covid-19. Còn về phía mình, bạn thấy như thế nào về vấn đề trên, hãy chia sẻ ý kiến với Phụ Nữ Thế Hệ Mới nhé!