Tình người ở tâm dịch TP.HCM: Nữ chủ trọ mở chợ rau giá 0 đồng

Do dịch Covid-19, cuộc sống người dân Sài Gòn, đặc biệt là những người con xa quê đến đây sinh sống, học tập và làm việc bị tác động ít nhiều. Thế nhưng, “bà con xa không bằng láng giềng gần”, tình người trong thời điểm này không gì sánh bằng.

0
238
tình người tâm dịch

Do dịch Covid-19, cuộc sống người dân Sài Gòn, đặc biệt là những người con xa quê đến đây sinh sống, học tập và làm việc bị tác động ít nhiều. Thế nhưng, “bà con xa không bằng láng giềng gần”, tình người trong thời điểm này không điều gì sánh bằng.

tình người tâm dịch
Nhiều nhóm thiện nguyện đã mang các món quà gửi tặng những hoàn cảnh gặp khó khăn vì dịch. (Ảnh minh họa: VnExpress)

Chủ trọ mở tiệm rau không 0 đồng ngay tại nhà

Mới đây, bạn trẻ có nickname T.T vừa đăng tải lên mạng xã hội đoạn hội thoại khoe về chợ rau 0 đồng của chủ trọ đầy tình người nơi mình ở. Người này viết: “Chị chủ phòng trọ mở chợ rau tự sinh giá 0 nghìn đồng, nhưng lãi về mấy nghìn yêu thương từ tụi mình”. Đi kèm theo đó là hình ảnh ở một góc sân có đầy ắp các loại rau củ quả xanh mướt đang được “bày bán”.

tình người tâm dịch
Câu nói “Bà con xa không bằng láng giềng gần” của người xưa đúng là không lệch đi đâu được. (Ảnh: Chụp màn hình)

Được biết, những thực phẩm này đều là do người thân dưới quê nhà của cô chủ trọ gửi lên. Thế nhưng, không để dành dùng dần mà người kể trên đã chia sẻ với toàn thể mọi người đang thuê phòng tại đây.

Những món quà bất ngờ bên ngoài cánh cửa

Mới đây trên TikTok, vô số đoạn clip ghi lại cảnh nhiều người ở TP.HCM khi mở cửa phòng trọ mình ra đã bất ngờ nhận được những món quà là gạo, rau củ quả, nhu yếu phẩm được ai đó dành tặng mình. Hình ảnh đầy tình người ấy ấy khiến ai nấy không khỏi xúc động.

Không chỉ vậy, trên mạng xã hội, nhiều câu chuyện về tình người tương tự cũng được mọi người chia sẻ. “Ông Bụt, bà Tiên” với nhiều cá nhân đôi khi không chỉ có trong những câu chuyện cổ tích mà đó chính là những “chiến sĩ áo xanh” đến tặng hàng hóa hay như những người láng giềng xung quanh. “Cách ly mà mình chưa kịp mua thức ăn, nhà lại chẳng có dụng cụ nấu nướng. Biết vậy, hàng xóm nhà mình không chỉ cho nhu yếu phẩm mà tới bữa bao giờ cũng nấu thêm phần và mang sang cho mình. Xúc động lắm luôn”, một bạn trẻ bình luận.

tình người tâm dịch
Nhiều điểm cơm từ thiện của người dân Thành phố Hồ Chí Minh giúp người nghèo vượt khó trong những ngày giãn cách xã hội. (Ảnh: TTXVN)

San sẻ yêu thương

Những ngày gần đây, TP.HCM liên tiếp ghi nhận hơn 2.000 ca mắc Covid-19 mỗi ngày. Thế nhưng, trong bối cảnh ấy những câu chuyện ấm áp tình người càng tiếp thêm sức mạnh để mọi người cùng nhau chiến thắng dịch bệnh. Đó chính là câu chuyện về bác sĩ Phạm Thị Thanh Thúy đang công tác tại Bệnh viện Trưng Vương TP.HCM. Cô mặc đồ bảo hộ kín mít từ đầu đến chân, nhẹ nhàng ôm và cho bệnh nhi 7 tháng tuổi mắc COVID-19 uống sữa. Được biết, trong những ngày dịch bệnh, người mẹ này đành xa người con 10 tháng tuổi của mình lao vào tuyến đầu chống dịch.

Trước đó, câu chuyện về anh Dương Thiện Chơi và các nhân viên của mình nấu nướng hàng trăm suất ăn miễn phí tặng cho lực lượng làm nhiệm vụ ở các chốt kiểm soát và người có hoàn cảnh khó khăn đã từng làm nhiều người xúc động. Mặc dù họ phải làm việc liên tục cả ngày liền nhưng ai nấy đều tỏ ra rất vui vẻ. Được biết, trước đó nam thanh niên này mở một nhà hàng ở quận Gò Vấp. Ban đầu mọi chi phí do họ tự bỏ ra nhưng sau các mạnh thường quân đã góp thêm lương thực, thực phẩm để nối dài tình yêu thương, tình người đến tất cả mọi người.

Không chỉ những cá nhân kể trên, mà những ngày, có vô vàn suất cơm, món quà… được những người có tấm lòng thiện nguyện gửi tặng đến những gia đình có hoàn cảnh khó khăn.

hỗ trợ chống dịch
Bà con ở Quảng Trị tặng nhu yếu phẩm cho những hoàn cảnh khó khăn ở TP.HCM. (Ảnh: Báo Lao động)

Cả nước hướng về TP.HCM

Nhằm giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn ở TP.HCM, bà con trên cả nước đã cùng nhau góp lương thực, thực phẩm, tiền nong… gửi vào nơi đây. Trên mạng xã hội, không khó để chúng ta bắt gặp những chuyến xe nghĩa tình mang bao tình cảm của người dân ở Huế, Quảng Bình, Quảng Trị, Đắk Nông, Đắk Lắk, Đồng Tháp… hướng về Thành phố mang tên Bác. Cùng với việc làm kể trên, hàng nghìn cán bộ, nhân viên y tế có trình độ chuyên môn sâu đã xung phong vào nơi tâm dịch Thành phố Hồ Chí Minh, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi dịch bệnh ở thành phố.

Có thể nói, không thể nào kể hết những câu chuyện về tình người, tinh thần tương thân, tương ái của đồng bào cả nước, từ người dân TP.HCM hướng đến những hoàn cảnh khó khăn. Thế nhưng, tất cả tựu chung làm nên một bức tranh rất đẹp về tình người. Hãy đón đọc những thông tin thú vị nhất tại Phụ Nữ Thế Hệ Mới các bạn nhé!