Căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng, khiến các nhà đầu tư tìm kiếm tài sản trú ẩn an toàn đẩy giá vàng tăng song kéo giá dầu giảm. Chốt phiên giao dịch ngày 22/7, giá dầu và đồng giảm, trong khi vàng cao nhất gần 9 năm, bạc cao nhất gần 7 năm, bạch kim cao nhất gần 5 tháng, cà phê robusta cao nhất gần 6 tháng, dầu cọ cao nhất hơn 5 tháng.
Giá dầu giảm do tồn trữ dầu thô của Mỹ và căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng.
Chốt phiên giao dịch ngày 22/7, dầu thô Brent giảm 3 US cent xuống 44,29 USD/thùng và dầu thô Tây Texas WTI giảm 2 US cent xuống 41,9 USD/thùng.
Giá dầu chịu áp lực giảm do tồn trữ dầu thô và sản phẩm chưng cất của Mỹ bất ngờ tăng, trong khi nhu cầu nhiên liệu giảm trong tuần vừa qua, bởi các trường hợp nhiễm virus corona tăng mạnh ảnh hưởng đến tiêu thụ của Mỹ, Cơ quan Thông tin Năng lượng cho biết.
Tồn trữ dầu thô của Mỹ tăng 4,9 triệu thùng trong tuần tính đến ngày 17/7/2020 lên 536,6 triệu thùng, so với dự kiến giảm 2,1 triệu thùng. Đồng thời sản lượng tăng lên 11,1 triệu thùng/ngày, tăng 100.000 thùng/ngày.
Ngoài ra, giá dầu giảm bởi dấu hiệu cho thấy rằng Iraq – nước sản xuất lớn thứ hai của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vẫn không đáp ứng mục tiêu cắt giảm nguồn cung theo hiệp ước do OPEC dẫn đầu.
Giá khí tự nhiên tăng
Giá khí tự nhiên tại Mỹ tăng do dự báo sóng nhiệt sẽ bao trùm phần lớn đất nước đến đầu tháng 8/2020, thúc đẩy nhu cầu điều hòa tăng mạnh.
Giá khí tự nhiên kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York tăng 0,6 US cent tương đương 0,4% lên 1,681 USD/mmBTU.
Refinitiv dự báo nhu cầu của Mỹ bao gồm xuất khẩu sẽ ở mức khoảng 92,7 tỉ feet khối/ngày (bcfd) trong tuần này và tuần tới.
Giá vàng cao nhất gần 9 năm, bạc cao nhất gần 7 năm, bạch kim cao nhất gần 5 tháng
Giá vàng tăng lên mức cao nhất gần 9 năm do căng thẳng Mỹ – Trung gia tăng, dấy lên mối lo ngại nhu cầu tài sản trú ẩn an toàn. Trong khi đó, giá bạc tăng lên mức cao nhất gần 7 năm do kỳ vọng nhu cầu ngành công nghiệp hồi phục.
Vàng giao ngay trên sàn LBMA tăng 1,3% lên 1.865,61 USD/ounce, trong phiên có lúc đạt mức cao nhất kể từ tháng 9/2011 (1.870,01 USD/ounce). Vàng kỳ hạn tháng 8/2020 trên sàn New York tăng 1,2% lên 1.865,1 USD/ounce. Tính từ đầu năm đến nay, giá vàng tăng khoảng 23%.
Đồng thời, giá bạc tăng 6,4% lên 22,68 USD/ounce – cao nhất kể từ tháng 10/2013 (23,03 USD/ounce). Tính từ đầu tuần đến nay, giá bạc tăng hơn 17%.
Giá bạch kim tăng 2,6% lên 904,97 USD/ounce – cao nhất kể từ ngày 27/2/2020 (918,38 USD/ounce).
Giá đồng giảm
Giá đồng giảm do đồng USD tăng mạnh thúc đẩy hoạt động bán ra chốt lời.
Giá đồng trên sàn London giảm 0,8% xuống 6.483 USD/tấn, trong đầu phiên giao dịch đạt 6.601,5 USD/tấn, cao nhất gần 2 năm (6.633 USD/tấn) trong tuần trước đó.
Giá quặng sắt và thép tiếp đà tăng
Giá quặng sắt tại Trung Quốc tăng phiên thứ 2 liên tiếp, được thúc đẩy bởi kỳ vọng nhu cầu quặng sắt tăng khi mùa mưa khu vực phía đông Trung Quốc kết thúc.
Giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn Đại Liên tăng 1,1% lên 842 CNY/tấn, trong đầu phiên giao dịch tăng 3,6% lên 862 CNY (123,67 USD)/tấn.
Giá quặng sắt 62% Fe giao ngay sang Trung Quốc tăng 1,5 USD lên 112,5 USD/tấn, công ty tư vấn SteelHome cho biết.
Đồng thời, trên sàn Thượng Hải giá thép cây tăng 1,3% lên 3.782 CNY/tấn, giá thép cuộn cán nóng tăng 1% lên 3.802 CNY/tấn, giá thép không gỉ kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 0,6% lên 13.580 CNY/tấn.
Giá đường tăng
Giá đường thô kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn ICE tăng 0,19 US cent tương đương 1,6% lên 11,86 US cent/lb.
Đồng thời, giá đường trắng giao cùng kỳ hạn trên sàn London tăng 3,7 USD tương đương 1,0% lên 359 USD/tấn.
Giá cà phê robusta cao nhất gần 6 tháng
Giá cà phê robusta tăng lên mức cao nhất gần 6 tháng, được thúc đẩy bởi cuộc đàm phán về suy thoái kinh tế khiến tiêu thụ chuyển sang cà phê hòa tan pha chế rẻ hơn. Đồng thời, giá cà phê Arabica tăng hơn 6% lên mức cao nhất 2 tháng, được thúc đẩy bởi đồng Brazil tăng mạnh.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tháng 9/2020 trên sàn London tăng 40 USD tương đương 3,0% lên 1.357 USD/tấn – cao nhất kể từ cuối tháng 1/2020. Giá cà phê Arabica giao cùng kỳ hạn trên sàn ICE tăng 6,6 US cent tương đương 6,5% lên 1,0835 USD/lb – cao nhất 2 tháng.
Giá đậu tương, ngô và lúa mì đều tăng
Giá ngô và đậu tương tại Chicago do hoạt động mua vào của Trung Quốc, làm lu mờ triển vọng năng suất cây trồng tăng mạnh sau khi mưa ở khắp khu vực Trung tây Mỹ.
Trên sàn Chicago, giá ngô kỳ hạn tháng 12/2020 tăng 4 US cent lên 3,34-3/4 USD/bushel. Giá đậu tương kỳ hạn tháng 8/2020 tăng 2-3/4 US cent lên 8,99-1/4 USD/bushel, sau khi tăng lên mức cao (9,01-1/4 USD/bushel) trong đầu phiên giao dịch, trong khi giá lúa mì kỳ hạn tháng 9/2020 tăng 6-3/4 US cent lên 5,34-1/2 USD/bushel.
Giá dầu cọ cao nhất hơn 5 tháng
Giá dầu cọ tại Malaysia tăng hơn 2% lên mức cao nhất hơn 5 tháng, do mưa lớn tại những nước sản xuất hàng đầu Indonesia và Malaysia, dấy lên mối lo ngại sản lượng dầu cọ trong tháng 7/2020 giảm.
Giá dầu cọ kỳ hạn tháng 10/2020 trên sàn Bursa Malaysia tăng 60 ringgit tương đương 2,27% lên 2.701 ringgit (635,38 USD)/tấn, trong đầu phiên giao dịch đạt 2.712 ringgit/tấn, cao nhất kể từ ngày 12/2/2020.
Trong phiên ngày 21/7/2020, giá dầu cọ giảm 0,75% khi các nhà đầu tư bán ra chốt lời sau 2 ngày tăng mạnh trước đó.
Giá một số mặt hàng chủ chốt sáng ngày 23/7