Thấy gì ở những cuộc thi Hoa hậu: Khi vẻ đẹp phụ nữ không chỉ nằm ở nhan sắc bên ngoài

Quan sát các đấu trường nhan sắc, nhiều người cho rằng các cuộc thi đã dần có sự chuyển mình khi tôn trọng hơn sự đa dạng về vẻ đẹp của phụ nữ, đặc biệt vẻ đẹp bên trong. 

0
193

Quan sát các đấu trường nhan sắc, nhiều người cho rằng các cuộc thi đã dần có sự chuyển mình khi tôn trọng hơn sự đa dạng về vẻ đẹp của phụ nữ, đặc biệt vẻ đẹp bên trong. 

Trong thời gian vừa qua, việc Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên đã xuất sắc giành ngôi vị Hoa hậu tại đấu trường nhan sắc Miss Grand International 2021 khiến netizen trong nước hết sức vui mừng. Bằng sự tự tin, khả năng ngoại ngữ, sự chuẩn bị chu đáo, năng lượng bên trong, cô nàng gây ấn tượng mạnh với người hâm mộ trên toàn thế giới. Thế nhưng, câu chuyện không dừng lại ở đó bởi ngay sau khi đăng quang, mỹ nhân này đã gặp phải một loạt thị phi, thậm chí là đối diện với tin đồn mua giải.

Nếu thể thao là thánh địa của nam giới thì hoa hậu lại là sân chơi đầy đặc biệt cho phụ nữ.

Tranh cãi về những tiêu chuẩn chấm thi

Cũng cần nói thêm rằng, đây không phải lần đầu tiên một cuộc thi sắc đẹp nhận được sự quan tâm của đông đảo dân mạng. Không riêng thì Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên, nhiều Hoa hậu cũng từng gặp không ít thị phi sau khi đăng quang.

Năm 2014, Nguyễn Cao Kỳ Duyên giành vương miện Hoa hậu Việt Nam đã khiến dư luận không xôn xao. Một số ý kiến cho rằng, gương mặt Kỳ Duyên chưa thực sự hài hòa. Hay như trường hợp của Hoa hậu Ngọc Hân. Khi bước lên bục cao nhất của cuộc thi Hoa hậu Việt Nam 2010, cô cũng nhận nhiều lời chê bai từ khán giả.

Các giám khảo quyết định người chiến thắng dựa trên ngoại hình cùng phẩm chất nổi bật bên trong.

Những cái tên khác như Thùy Dung – Hoa hậu Việt Nam 2008, Mai Phương Thúy – Hoa hậu Việt Nam năm 2006… cũng gặp không ít thị phi, thậm chí là lời chê bai về nhan sắc sau khi đăng quang. Trước vô vàn ý kiến khen chê ấy, Ban giám khảo vẫn bảo lưu quyết định trao ngôi vị sắc đẹp cao nhất cho người đẹp ấy. Vậy, tiêu chí nào để chọn Hoa hậu chuẩn mực?

Theo nhà báo, nhà thơ Dương Kỳ Anh – người sáng lập cuộc thi Hoa hậu Việt Nam nhận định: “Hoa hậu phải là vẻ đẹp hài hòa giữa các chỉ số nhân trắc học, giữa vẻ đẹp hình thể và vẻ đẹp về đạo đức, ứng xử, sự hiểu biết… Thời nào thì vấn đề giám khảo chấm hoa hậu cũng rất quan trọng. Không phải ai cũng chấm được. Ngoài tài năng, danh tiếng, ban giám khảo còn phải là người biết thẩm định cái đẹp”.

Gương mặt Hoa hậu Thu Thảo đạt chuẩn nhân trắc học.

Theo PGS – TS nhân chủng học Mai Văn Hưng – Giám đốc Trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ, Trường Đại học Giáo dục, Hà Nội, chọn Hoa hậu, không thể theo cảm tính, mà phải dựa vào hệ thống tiêu chuẩn hình thể nhất định. Bình xét Hoa hậu căn cứ vào hai tiêu chuẩn chính: vẻ đẹp hình thái và vẻ đẹp tinh thần. Các cuộc thi nhan sắc lớn luôn có chuyên gia nhân trắc học trong ban giám khảo. Họ sẽ là người thẩm định các chỉ số khuôn mặt và cơ thể để tìm ra người đạt chuẩn.

Những tranh cãi đằng sau sự lấp lánh của chiếc vương miện

Bên cạnh cái được, các cuộc thi nhan sắc cũng dấy lên nhiều tranh cãi, đặc biệt là vấn đề có chăng vấn đề nhan sắc đề cao hơn so với tri thức, trí tuệ. Không chỉ vậy, có người còn đưa ra nhận định các cuộc thi sắc đẹp còn gây tiếng vang trên mặt trận truyền thông còn hơn những sự đấu tranh cho bình đẳng. 

Nếu trước kia chiến thắng một cuộc thi chỉ dựa trên hình thức bên ngoài của thì giờ đây vẻ đẹp đó là năng lượng bên trong.

Khi lý giải tại sao từng có một thời sắc đẹp lại được chú ý hơn vấn đề tri thức tại các cuộc thi nhan sắc, người ta đưa ra rất nhiều lý do. Có ý kiến cho rằng, khán giả chiếm phần lớn trong các cuộc thi sắc đẹp chính là phụ nữ. Và trong đó, sắc đẹp là sức hút vô cùng lớn đối với tập khán giả này.

Chính vì vậy, thật không khó hiểu khi những phần thi về khả năng trình diễn, nhan sắc của các thí sinh được quan tâm hơn cả. Thậm chí là nhiều phần thi phụ như phỏng vấn kín, người hâm mộ không thể nào đánh giá.

Thế nhưng theo thời gian, đẹp bề ngoài chỉ là yếu tố cần nhưng chưa đủ. Các tiêu chí đánh giá ở các cuộc thi nhan sắc ngày nay đã mở rộng thêm các yếu tố tài năng và trí tuệ. Nghĩa là bên cạnh vẻ đẹp bên ngoài các cô gái cần vẻ đẹp bên trong, đó chính là năng lượng, trí tuệ… Nhiều cuộc thi nhan sắc còn khéo léo lồng ghép các câu chuyện truyền cảm hứng về phụ nữ, kêu gọi bình đẳng hay các dự án để hỗ trợ cộng đồng.

Các cuộc thi đã dần có sự chuyển mình khi tôn trọng hơn sự đa dạng về vẻ đẹp của phụ nữ.

Chính vì tiêu chí ngày càng gắt gao như vậy, buộc các thí sinh phải hoàn thiện mình cả về hình thể, tri thức… Ở vòng thi ứng xử, phỏng vấn, các cô gái cũng đã bộc lộ tiếng nói, thể hiện cái tôi cá nhân trước những vấn đề của thế giới.

Không chỉ vậy, các cuộc thi đã dần có sự chuyển mình khi tôn trọng hơn sự đa dạng về vẻ đẹp của phụ nữ thay vì những quy chuẩn có phần áp đặt như trước kia. Mỗi thí sinh hay mỗi Hoa hậu đều sẽ phải làm nên một câu chuyện của riêng mình để người ngoài kia tiếp tục dõi theo hành trình của họ.

Quay trở lại với câu chuyện của Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên, khi nói về tiêu chí để quyết định người thắng cuộc tại Miss Grand International 2021, trao đổi với tờ Thanh Niên, bà Teresa Chaivisut – Phó chủ tịch Miss Grand International 2021 cho biết: Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố 3B gồm Beauty (Vẻ đẹp) – Body (Hình thể) – Brain (Trí tuệ) là tiêu chí của chúng tôi để chọn ra người thắng cuộc. 

Bà Teresa Chaivisut còn cho biết thêm, Thùy Tiên đã chinh phục vương miện cuộc thi bằng tài năng và nỗ lực bản thân. Chính sự sự nhất quán của cô ấy giữa phần thể hiện và sự dồi dào năng lượng trong suốt quá trình tham gia là điều mà người phụ nữ này rất ấn tượng với Thuỳ Tiên.

Có thể nói, các cuộc thi sắc đẹp nay đã có sự mở rộng rất lớn về tiêu chuẩn chấm thi. Các thí sinh tham dự cuộc thi ấy không chỉ đẹp ngoại hình, mà cả đẹp từ nguồn năng lượng bên trong. Thậm chí, họ còn lan tỏa một tinh thần, năng lượng, câu chuyện cảm hứng đến đông đảo phụ nữ. 

Sức hút khán giả đến từ cảm giác thích thú cho những thứ vốn đặc trưng của phụ nữ, đó là nhan sắc.

Có lẽ đây chính là các cuộc thi nhan sắc ngày càng trở nên hấp dẫn mọi người, không kể giới tính. Bạn có đồng ý với nhận định này, hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé!

Nguồn: Tổng hợp