Những tổn thương nặng nề do Covid-19: Tại sao lại là nước Ý?

0
226

Ý có hơn 40.000 người bệnh với tỉ lệ tử vong cao hơn Trung Quốc. Và dưới đây là 1 số lý do.

Từ lúc số người bị chết ở Ý tăng mạnh và hơn cả Trung Quốc thì rất nhiều câu hỏi đã được đặt ra xoay quanh việc tại sao tỷ lệ tử vong lớn như vậy? Tại sao nước này bị tổn thương nặng nề do dịch Covid-19?

Lời giải thích của Đại học Oxford mới nhất vừa công bố. Nước Ý là nước có tỷ lệ dân số già thứ hai thế giới 46,3 tuổi. Tình hình ở Trung Quốc lại khác, chỉ có 12% dân số già trên 65 tuổi trong khi đó tỷ lệ dân số già trên 65 tuổi ở Ý là 25%.

Thêm vào đó, thói quen tập quán ở đây, các thế hệ sống cùng nhau nhiều thế hệ trong một ngôi nhà. Một phần là vì sở thích và lý do tài chính khiến người ta thích sống chung với gia đình. Những người trẻ có công việc ở Milan hay Bergamo có mối liên hệ với những người đồng nghiệp khác, nơi xuất phát lây nhiễm mà bản thân họ lại không biểu hiện triệu chứng. Họ mang virus về nhà lây nhiễm cho ông bà và cha mẹ.

Với cơ chế chết người đó, có những vùng, số người nhiễm đã chiếm hơn một nửa số dân. “Chính sự đi lại và thói quen cách sống của các thế hệ trong một ngôi nhà là nguyên nhân làm tốc độ lây nhiễm gia tăng nhanh như vậy”, giới khoa học nhấn mạnh.

Thứ ba, tại sao tỷ lệ tử vong ở Ý lại là 8,3% trong số người nhiễm trong khi ở Trung Quốc là 4%. Điều này có thể lý giải là vì số người bị nhiễm Covid-19 mà không được xét nghiệm, kết luận bệnh vẫn còn khá lớn. Họ không có biểu hiện nặng để phải đến các cơ sở y tế để xét nghiệm. Mặt khác, số người tử vong có độ tuổi trung bình là 79,5 với chỉ có 5 người là dưới 40 tuổi và tất cả đều đang có bệnh nền khác.

Mặt khác, Milan và Bergamo nằm trong vùng không khí bị ô nhiễm nặng của Ý. Trong 100 thành phố bị ô nhiễm không khí nặng nhất Châu Âu thì Ý có tới 24 thành phố. “Vấn nạn này khiến cho người dân nơi đây bị nhiều bệnh mãn tính do không khí ô nhiễm”, Lorenzo Casani, giám đốc một phòng khám cho người già ở Lombardy, nói với tạp chí Time Magazin.

Ông nói thêm “Vấn đề của người già ở đây là tất cả bọn họ đều mắc những vấn đề ở phổi”. Trung Quốc cũng tương tự như vậy, Vũ Hán là thành phố với lượng khí thải rất lớn gây ra ô nhiễm nặng. Các nhà khoa học cũng chỉ ra rằng việc phong tỏa toàn bộ thành phố phần nào mang lại 1 lợi ích khác về môi trường, lượng khí thải nitơ ôxít giảm gần về 0. Điều này thậm chí còn có tác dụng tốt cho người dân về lâu dài, kéo dài tuổi thọ.

Một câu hỏi nữa cho nước Ý là liệu họ có chuẩn bị gì không cho 1 đại dịch kiểu này ? Nếu có thì nó có đủ nhanh hay không ? Dù sao thì, Ý cũng là nước đầu tiên ở Châu Âu ngưng toàn bộ đường bay với Trung Quốc. Lúc đó, các chuyên gia nhìn nhận việc này là để ngăn chặn dòng người từ Trung Quốc tới du lịch, thậm chí họ còn có thể quá cảnh ở một nước thứ 3 nào đó mà không được xét nghiệm vì Ý là một đất nước nằm trên những Tour Du Lịch xuyên Châu Âu với một lượng khách khổng lồ.

Và điều quan trọng nhất là ở đây có 321 nghìn dân Trung Quốc, họ làm trong các nhà máy dệt may, và tất nhiên, những người này rất hay đi lại giữa Trung Quốc và Ý , không thể tránh khỏi việc họ mang dịch đến đây. Đó là còn chưa kể ngoài hơn 300 nghìn người kia còn có rất nhiều người sống bất hợp pháp khác nữa. Hệ thống y tế ở đây đã bất lực, đã rất lâu rồi, họ không phải đối mặt với một bệnh dịch như thế này. Thậm chí ca nhiễm bệnh đầu tiên được phát hiện rất muộn sau 3, 4 lần tới bệnh viện để khám. “Anh ta có thể đã lây cho vô số các bệnh nhân khác và cả các y bác sĩ ở đây.” Casani nói.

Chi phí cho Y tế của Ý chỉ chiếm 6,8 % GDP trong khi ở Áo là 10,4% và mức trung bình của Liên Minh Châu Âu là 9,8%. “Sự cắt giảm về trang thiết bị, nghiên cứu Y học dẫn tới một vấn đề, các nhà y học giỏi không ở trong nước mà đang ở nước ngoài. Chúng tôi đã không được chuẩn bị. Không đủ y bác sĩ ở đây. Chúng tôi đã không có tổ chức kế hoạch hành động cụ thể.” theo lời kể bác sĩ Casani với tạp chí Times.

Theo: Trí Thức Trẻ