Với chị em lần đầu mang thai sẽ rất băn khoăn trong việc tìm hiểu những thực phẩm bà bầu không nên ăn để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé trong suốt thai kỳ.
Xem thêm:
Thời kỳ mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của thai nhi. Đôi khi chỉ vì sở thích và thói quen ăn uống trước khi bầu bí mà mẹ bầu có thể vô tình làm hại con yêu. Dưới đây là một số thực phẩm bà bầu không nên ăn hoặc hạn chế ở mức tối đa:
Cá chứa thủy ngân
Mẹ bầu nên hạn chế hoặc không nên ăn các loại cá biển đại dương có kích thước lớn như cá kình, cá kiếm, cá thu… do chúng thường bị nhiễm một lượng lớn thủy ngân. Nếu chị em ăn thường xuyên các loại cá biển nhiễm độc thì thai nhi dễ bị dị dạng, chậm phát triển trí tuệ do tổn thương não. Tốt nhất, bà bầu nên ăn các loại tôm cá sông hoặc nuôi trong ao như cá chép, cá trắm…
Trai ốc hến và các loại giáp xác có vỏ
Dân gian cho rằng, bà bầu không nên ăn ốc để tránh đứa trẻ sinh ra sau này có nhiều dớt dãi. Tuy nhiên, điều này không chính xác mà thực tế các loại thủy hải sản như trai, ốc, hến, hàu… chứa nhiều dưỡng chất, đặc biệt là canxi rất tốt cho phụ nữ mang thai. Nhưng chúng thường sống ở đáy bùn của ao hồ nên chứa nhiều ký sinh trùng và các chất bẩn nếu không được làm sạch kỹ càng. Do vậy, nếu muốn ăn bà bầu cần chọn loại tươi sống, vỏ phải mở, chế biến sạch sẽ, ngâm rửa kỹ và nấu chín.
Thịt tái, cá sống là những loại thực phẩm bà bầu không nên ăn. Thai phụ nên ăn đồ đã nấu chín để hạn chế nguy cơ nhiễm khuẩn. (Ảnh minh họa)
Rau ngót
Trong rau ngót có chứa chất Papaverin có tác dụng gây kích thích cơ trơn tử cung, khiến tử cung co thắt. Do vậy, phụ nữ mang thai được khuyến cáo không nên ăn rau ngót, đặc biệt chị em có tiền sử sinh non, sảy thai, động thai, hiếm muộn, đang mang thai 3 tháng đầu càng phải tránh xa món rau này.
Gan động vật
Bà bầu đang mang thai 3 tháng đầu tốt nhất không nên ăn gan động vật. Mặc dù thực phẩm này chứa nhiều vitamin A nhưng nếu ăn quá nhiều có thể gây dị dạng thai nhi. Đồng thời, gan vốn là cơ quan giải độc, nơi chứa nhiều chất độc hại trong cơ thể lợn, gà… nên hạn chế ăn.
Măng
Măng không chứa quá nhiều dưỡng chất nhưng vẫn là món ăn khoái khẩu của rất nhiều chị em phụ nữ như bún măng, gỏi măng, măng xào… Tuy nhiên, trong măng có chứa hoạt chất Cyanide (khoảng 230mg/kg) là một độc tố có thể gây hại cho thai.
Đu đủ xanh
Có khá nhiều món ăn dùng đu đủ xanh để chế biến như nộm đu đủ, bún chả… mà chị em rất thích ăn. Nhưng khi mang bầu, chị em cần nói không với loại thực phẩm này vì chất nhựa có trong đu đủ xanh chứa một số loại enzym gây co thắt tử cung khiến mẹ bầu bị đau bụng, động thai.
Sau khi sinh nở mẹ tròn con vuông, các món ăn từ đu đủ xanh rất phù hợp để tăng tiết sữa cho sản phụ. Nhưng với mẹ bầu thì cần tránh xa loại quả này. (Ảnh minh họa)
Đối với các bà bầu, nhất là chị em mang thai 3 tháng đầu cần cẩn thận không nên ăn dứa. Quả dứa (nhất là dứa xanh) có chứa chất bromelain có khả năng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Do vậy, tốt nhất chị em nên kiêng loại quả này trong thời kỳ đầu bầu bí và hạn chế ăn ở các tháng tiếp theo.
Khoai tây mọc mầm
Đây là một trong những thực phẩm bà bầu không nên ăn, chị em cần chú ý. Khi thấy khoai tây để lâu ngày đã mọc mầm xanh, tốt nhất mẹ bầu nên bỏ đi vì lúc này khoai tây đã sản sinh ra độc tố gọi là solaninne có thể khiến thai nhi dị dạng.
Trứng sống
Ăn trứng lòng đào hoặc kem trứng đánh bông khi mang thai là điều không nên. Bà bầu cần ăn đồ đã qua nấu chín thay vì ăn trứng sống. Trứng sống có khả năng chứa vi khuẩn Salmonella rất cao vì vậy, chị em cần thay đổi thói quen ăn trứng khoa học.
Thực phẩm nhiều dầu mỡ
Đồ chiên rán đặc biệt là thức ăn nhanh chứa nhiều các chất béo không lành mạnh khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu phải làm việc quá sức gây đầy hơi, khó tiêu, dễ bị ợ chua. Ngoài ra, các loại chất béo này có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức dẫn tới nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ.
Các loại thịt nguội thường được bảo quản lạnh lâu ngày có thể gây ảnh hưởng cho sức khỏe của mẹ bầu. (Ảnh minh họa)
Dưa cà muối
Trong quá trình muối dưa cà, đặc biệt là 1-2 ngày đầu (muối xổi) các vi sinh vật sẽ chuyển hóa nitrat trong các nguyên liệu thành nitric. Khi hàm lượng nitric tăng cao, độ pH giảm dần tức là độ chua tăng lên sẽ rất có hại có sức khỏe người dùng. Bên cạnh đó, dưa cà muối có chứa một lượng lớn muối không hề phù hợp với mẹ bầu, nhất là chị em có tiền sử tiền sản giật, cao huyết áp.
Sữa và các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng
Phụ nữ mang thai cần uống sữa hàng ngày để bổ sung thêm canxi, protein, vitamin D giúp thai nhi phát triển hệ xương, răng tốt nhất. Tuy nhiên, mẹ bầu cần tránh xa các loại sữa tươi hoặc các sản phẩm từ sữa chưa tiệt trùng như phô mai mềm vì chúng có khả năng nhiễm vi khuẩn Listeria có khả năng gây sẩy thai.
Thịt cá tái sống
Nhiều người có thói quen ăn thịt tái – thịt trần qua hoặc thịt chưa nấu chín hoàn toàn hoặc ăn các loại gỏi hải sản (sushi, sashimi). Tuy nhiên với mẹ bầu thì các món ăn này cần phải tạm thời chia tay vì chúng có nhiều khả năng chứa các loại vi khuẩn và vi sinh vật khác.
Phụ nữ mang thai cần nói không với rượu và các đồ uống có cồn. (Ảnh minh họa)
Đây vốn là các loại thịt chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích, dăm bông…Đa số các loại thịt này đều đã được chế biến một thời gian và được bảo quản trong nhiệt độ lạnh. Các loại thịt này ẩn chứa nhiều nguy cơ chứa Listeria
Rượu và đồ uống có cồn
Thai phụ cần tuyệt đối sử dụng rượu và các loại đồ uống chứa cồn để không gây tổn thương cho thai nhi, đặc biệt là hội chứng ngộ độc rượu thai nhi.
Cà phê
Nhâm nhi một tách cà phê với mỗi buổi sáng thức dậy là thói quen của nhiều chị em văn phòng. Tuy nhiên, khi mang thai chị em cần hạn chế tối đa việc tiêu thụ cafein. Uống nhiều cà phê có thể gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh của trẻ sinh ra sau này.
Mặc dù, chị em bầu bí không cần kiêng kem thái quá trong việc ăn uống nhưng vẫn có những thực phẩm bà bầu không nên ăn. Thai phụ cần cân nhắc về chế độ ăn dinh dưỡng, đủ chất để thai nhi phát triển ổn định nhưng mẹ bầu không tăng cân thái quá sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.