
Thậm chí, ngày nói dối còn trở thành ngày lễ truyền thống ở nhiều quốc gia như: Anh, Mỹ, Pháp, Ireland, Canada, Úc… Trải qua nhiều năm, trong quá trình giao lưu văn hóa, nó đã dần được biết đến ở nhiều quốc gia khác và ngày lễ thú vị này dần được nhiều người yêu thích, đặc biệt là tại Mỹ.
Tại Việt Nam, những năm gần đây, vào ngày nói dối cá tháng Tư, giới trẻ cũng thường bày ra những trò đùa, những chuyện nói dối tai quái nhưng vô hại để trêu chọc bạn bè, tạo không khí vui vẻ với mọi người.

Nguồn gốc của ngày cá tháng Tư
Ngày cá tháng Tư có nguồn gốc từ nước Pháp. Vào thế kỷ XVI, năm mới ở nước Pháp được tính từ ngày 1/4 dương lịch chứ không phải 1/1 dương lịch như ngày nay. Tuy nhiên, đến năm 1582, Hoàng đế Charles IX đã ra lệnh chuyển ngày đầu năm mới về ngày 1/1 dương lịch theo đúng lịch Gregory.
Nhưng vì thông tin chỉ truyền đi chủ yếu bằng người đưa tin chạy bộ, nên không phải người dân ở đâu cũng biết có sự thay đổi đó. Cùng với một số người vẫn không chấp nhận lịch mới này và tiếp tục đón năm mới vào ngày 1 tháng 4.
Khi biết được chuyện này một số người cho đó là trò ngớ ngẩn, trêu đùa gọi ngày 1/4 năm đó là “ngày nói dối”. Từ đó cái tên “cá tháng Tư” hay “Ngày nói dối” ra đời.

Ý nghĩa ngày cá tháng Tư
Ngày cá nói dối làm một ngày lễ có ý nghĩa tinh thần, giúp mang lại tiếng cười sảng khoái cho mọi người, giải tỏa bớt phần nào những căng thẳng, mệt mỏi trong cuộc sống và giúp mọi người xích lại gần nhau hơn.
Bên cạnh mang lại tiếng cười thì ở mỗi quốc gia, những trò đùa trong ngày cá tháng Tư lại mang một đặc trưng và ý nghĩa riêng biệt.
Theo TravelMag