Luật sư Võ Đức Duy góp ý về Luật hòa giải và Hòa giải viên

0
149

Quốc hội Việt Nam đang lấy ý kiến để xây dựng dự thảo về Luật hòa giải. Bằng những tìm hiểu, nghiên cứu các phát biểu của Chánh án TANDTC và kinh nghiệm thực  tiễn, luật sư Võ Đức Duy đã có những đóng góp về điều luật này như sau:

Luật sư Võ Đức Duy

 Thứ nhất, chúng ta cùng điểm lại hòa giải là gì?

Tiếng Anh gọi là Mediator, tức là một người trung gian làm công tác hòa giải và vai trò chính của hòa giải viên là tạo điều kiện giao tiếp giữa các bên xung đột với quan điểm giúp họ đạt được giải pháp tự nguyện cho tranh chấp của họ kịp thời, công bằng và hiệu quả về chi phí. Mặc dù hòa giải viên quản lý cuộc họp và chịu trách nhiệm về thủ tục tố tụng, Hòa giải viên không nên áp đặt các giải pháp hoặc quyết định và không có quyền buộc giải quyết.

Một giải pháp chỉ nên đạt được theo thỏa thuận giữa các bên. Họ chịu trách nhiệm giải quyết cuối cùng của tranh chấp.

Hơn nữa, một hòa giải viên không có quyền hoặc nghĩa vụ cung cấp tư vấn pháp lý cho các bên ngay cả khi anh ta/ cô ta là một luật sư. Các bên nên tìm kiếm tư vấn pháp lý chỉ từ tư vấn pháp lý của Luật sư ( phân tách bổn phận, trách nhiệm, nghĩa vụ  rõ ràng giữa các luật và chế định, dành cho các nghề nghiệp khác nhau, tránh những chồng chéo). Tuy nhiên, hòa giải viên có thể nêu ra các vấn đề và giúp các bên khám phá các lựa chọn.

Như vậy, chúng ta thấy công tác hòa giải và người Hòa giải viên cũng có trọng trách và nghĩa vụ khác một Trọng tài viên. Trọng tài hoặc Hội đồng trọng tài có  quyền đưa ra các quyết định và quyết định đó cũng là chung thẩm, không được mang ra Tòa án để phán quyết lại, trừ khi quá trình tố tụng theo hình thức trọng tài hoặc quyết định của trọng tài có những sai sót và/hoặc vi phạm pháp luật.

Một người Hòa giải viên  phải đạt được những  căn cơ và trọng yếu, năm  vững các kỹ năng nghề nghiệp như sau: 

  • Quy tắc ứng xử
  • Vô tư, khách quan, chí công
  • Vô tư và thấu rõ những thử thách của trọng trách làm  người hòa giải
  • Thông báo cho các bên tham gia trong cuộc hòa giải hiểu rõ và nắm được những thử thách này trước khi tiến hành cuộc hòa giải.
  • Giải thích những xung đột lợi ích và không chấp nhận những xung đột này, cần báo ngay cho cơ quan quản lý biết được những xung đột này khi biết được hoặc thấy được những  dấu hiệu của các sự xung đột.

Và điều sau cùng, sự bảo mật phải được các bên tuân thủ theo các qui định chung của pháp luật và  các văn bản qui  phạm hiện hành. Thí dụ như một Luật sư thì đã có Luật Luật sư và qui tắc đạo đức nghề nghiệp Luật sư;

Người hòa giải viên làm trong lĩnh vực tài chánh thì  có Luật về tài chính điều chỉnh.v.v… Như vậy  điều khoản bảo mật  buộc mọi người phải tuân thủ và chấp hành, được xem là nguyên tắc mặc định khi các bên lựa  chọn biên pháp Hòa giải và Hòa giải viên nào đó.

Như vậy, trở lại ý kiến của Vị Chánh án thì việc  các bên có thể lựa chọn một nhà hàng làm  nơi để Hòa giải thì  đó không phải nằm trong qui tắc ứng xử.

Luật cần phải qui định nơi hòa giải thường phải được chọn là Tòa án  hoặc những nơi nghiêm túc như  văn phòng, tòa nhà làm việc…, đa số các quốc gia đều đặt văn phòng Hòa giải ngay trong khuôn viên Tòa án, vì vừa thuận tiện cho các bên khi làm  điểm  thực hiện cuộc hòa giải, đảm bảo tính tôn nghiêm, không ồn ào.

Thứ hai, như  đã nói phía trên, việc tuân thủ và phải bảo  mật, các bên phải hiểu rõ và nắm  được các qui định này, nên  cho dù có ghi âm, ghi hình, chụp ảnh hay dưới bất kỳ hình thức nào, thì các bên phải tôn trọng và chỉ được sử dụng với các cơ quan chức năng khi có yêu cầu và chỉ được xem đó là những bằng chứng khi nếu có xung đột, trái với những thỏa ước mà các bên đã đồng thuận trong cuộc hòa giải đó.

Thứ ba,  dù thường thông lệ của  hòa giải là các Hòa giải viên không ra quyết định, mà các bên sẽ tự chọn các giải pháp và thực hiện  chung với các thỏa thuận này.  Nhưng luật các quốc gia đều    khẳng định rõ  buổi làm việc của hòa giải phải có  một văn bản, để ghi rõ cà các bên  đã thể hiện sự đồng tình , nhất quán và ưng thuận với các giải pháp, phương hướng, cách thức giải quyết , xử lý… với nhau và sẽ không được thay đổi.

Văn bản này cũng được xem như là một tài liệu có giá trị  và hiệu lực pháp luật, nếu một  bên nào đó có ý định thay đổi  và/hoặc không thực hiện những gì đã cam kết, thỏa thuận với nhau  trước đó.

Với những chia sẻ, nhận định của Luật sư Võ Đức Duy, độc giả sẽ có thêm những hiểu biết về điều luật này đồng thời đóng góp ý kiến để xây dựng dự thảo về Luật hòa giải.

ILLUME LAW