Giá xăng lập đỉnh: Nhiều người nội trợ loay hoay với tìm cách ứng phó

Giá bán lẻ xăng dầu đạt mức kỷ lục kéo theo nỗi lo của không ít người khi mức chi tiêu tăng. Nhiều người nội trợ buộc phải tính đến nhiều phương án khác nhau để cân đối tài chính, giảm bớt chi phí sinh hoạt.

0
129

Giá bán lẻ xăng dầu đạt mức kỷ lục kéo theo nỗi lo của không ít người khi mức chi tiêu tăng. Nhiều người nội trợ buộc phải tính đến nhiều phương án khác nhau để cân đối tài chính, giảm bớt chi phí sinh hoạt.

Giá Xăng liên tục phải điều chỉnh trong thời gian qua. @: Báo Giao thông

Bữa cơm trong thời điểm giá xăng lập đỉnh

Trở lại làm việc sau thời gian nghỉ dịch Covid-19, chị Hoàng Thị Lan (Quận 2, TP HCM) mừng vui chưa được bao lâu thì nghe tin giá xăng tăng ở mức kỷ lục. Điều này làm cho chị không khỏi lo lắng bởi nó sẽ ảnh hưởng đến mức chi tiêu trong gia đình. “Giá xăng dầu tăng thì mọi thứ cũng sẽ tăng theo.  Đi chợ thì hàng hóa lên giá, đồ ăn, thức uống ở hàng quán thì không giảm. Để tiết kiệm, tôi hay về nhà làm đồ ăn nhưng giờ gas cũng lên, nhiều khi cũng bất lực không biết. Tôi mới đi làm trở lại nên thu nhập chưa cao, công việc bấp bênh. Việc chạy đua theo giá cả khiến tôi thực sự khó để cân đối chi tiêu”, người phụ nữ nói trên cho biết.

Rau trở thành món ăn chính của nhiều gia đình nghèo trong thời giá cả gia tăng. Ảnh VnExpress

Được biết, với mức thu nhập công nhân hiện tại, chị Lan tìm nhiều phương án để cân đối tài chính trong gia đình. “Tôi đã đổi sang phương án đi xe buýt cho các con đi học, mình đi làm để giảm thiểu chi tiêu nhiều nhất có thể. Ngoài ra, gia đình cũng thực hành lối sống tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu, hạn chế ra đường so với lúc trước để tiết kiệm xăng. Hy vọng trong thời gian tới các khoản thiết yếu của gia đình tôi như tiền trọ, chi phí ăn uống sẽ không tăng quá nhiều. Dù bất tiện nhưng vẫn phải cố gắng”, chị Lan cho biết.

Kỷ lục mà không ai muốn thấy

Trong tháng 3/2022, giá xăng đã tăng liên tục 3 lần và được nhiều chuyên gia dự đoán sẽ chưa hạ nhiệt trong thời gian tới. Giá xăng cập nhật trên thị trường vào ngày 13/3 vào khoảng: Xăng E5RON92: 28.985 đồng/lít, Xăng RON 95 : 29.824 đồng/lít

Có rất nhiều lý do để dẫn đến việc xăng tăng hiện nay như ảnh hưởng từ bất ổn chính trị (chiến tranh Nga – Ukraine); hoạt động phát triển kinh tế, du lịch, thương mại… khởi động lại sau khi dịch bệnh “hạ nhiệt”; thiếu hụt nguồn cung – sản lượng khai thác chỉ dừng lại mà không tăng dù nhu cầu rất lớn; khủng hoảng năng lượng và sự suy thoái môi trường nghiêm trọng…

Theo thông tin từ báo Thanh Niên, giá xăng tăng trong thời gian qua cũng khiến nhiều hàng hóa leo thang. Tổng cục Thống kê cho biết bình quân 2 tháng đầu năm 2022, chỉ số tiêu dùng CPI tăng 1,68% so với cùng kỳ năm trước. Nhóm hàng tăng giá chiếm đa số, gồm nhóm: giao thông, đồ uống và thuốc lá, thiết bị và đồ dùng gia đình, may mặc, nhà ở và nguyên vật liệu, giải trí và du lịch, thuốc và dịch vụ y tế… Kể cả giá gạo cũng tăng.

Trước sự ảnh hưởng của giá xăng dầu tăng, nhiều người đã phải tìm cách để thích nghi trong bối cảnh mới. Theo đó, nhiều gia đình đứng trước áp lực giả cả tăng, từ xăng dầu đến thực phẩm, nhu yếu phẩm thì chỉ còn cách “thắt lưng buộc bụng” hay thay đổi nhiều thói quen như lựa chọn phương án nấu cơm ở nhà mang đi làm, di chuyển bằng xe đạp, hạn chế đi lại nhiều hơn…

Bên cạnh đó, nhiều người lựa chọn phương án làm việc tại nhà giúp giảm chi phí đi lại, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng, cắt giảm các khoản chi tiêu không cần thiết, hạn chế mua sắm online cũng như tụ tập bạn bè vừa tiết kiệm tiền và cũng vừa là cách ngăn ngừa dịch bệnh. 

Còn bạn, bạn có cách nào hay để tiết kiệm tiền trong thời điểm giá xăng dầu tăng, hãy chia sẻ cùng chúng tôi nhé!

Nguồn: Tổng hợp