Những người mẹ bị lãng quên

"Các bà mẹ phải hy sinh sự quan tâm, chăm sóc từ gia đình và chính mình cho con để được công nhận", Anna Malaika Tubbs, tiến sĩ Xã hội học ĐH Cambridge, nói về trải nghiệm cá nhân.

0
176

Nhiều năm về trước, 3 chị em tôi lần lượt chào đời ở nhiều quốc gia, địa điểm khác nhau. Chị gái được sinh tại Seattle (Mỹ), anh trai ở Stockholm (Thụy Điển) và tôi là ở Albuquerque (New Mexico, Mỹ).

Suốt năm tháng tuổi thơ, mẹ tôi thường so sánh trải nghiệm làm mẹ tại xứ cờ hoa với các khu vực gia đình tôi từng đặt chân qua như Mexico, Dubai, Estonia, Thụy Điển.

“Quốc gia, cộng đồng nào nào đối xử tử tế với những người mẹ thì nơi đó đáng sống”, mẹ tôi từng nói.

Theo bà ấy, sự ổn định về y tế, giáo dục hay an sinh xã hội của mỗi quốc gia sẽ thể hiện qua cách phụ nữ có con được đối xử.

phu nu my bi lang quen sau khi sinh anh 1

Dù lớn lên cùng những lời dạy dỗ này, tôi vẫn không khỏi hụt hẫng khi bản thân hoàn toàn bị lãng quên vào ngày con tôi chào đời. Đây có lẽ là trải nghiệm mà hầu hết bà mẹ phải trải qua trên chặng đường nuôi nấng một đứa trẻ.

Lúc mang thai, mọi ánh mắt đều đổ dồn về phía người phụ nữ, thậm chí có thể khiến họ cảm thấy bất tiện, không thoải mái. Tuy nhiên, ngay khi đứa bé chào đời, sự hiện diện của người phụ nữ lập tức trở thành thứ yếu.

Đáng nói, các bà mẹ được kỳ vọng phải hy sinh hết sự yêu thương, quan tâm và chăm sóc từ gia đình, người thân và chính mình cho con. Chỉ như vậy, họ mới được công nhận.

Ngày tôi hạ sinh đứa con đầu lòng, chồng tôi lao tới phòng sinh ngay khi được phép vào thăm và để mặc tôi nằm nghỉ trên giường. Tôi đành nén cơn đau buốt ở thân dưới, một mình tập tễnh bước vào phòng tắm để chỉnh trang vẻ ngoài.

Tôi từng trải qua cảm giác ấy. Chồng tôi lao nhanh tới phòng sinh ngay khi được bác sĩ cho phép, còn tôi phải một mình tập tễnh bước vào phòng tắm, chỉnh trang quần áo, đầu tóc sau nhiều giờ vật lộn với cơn đau xé người.

Dù vậy, chẳng ai chú ý tôi đã ở trong đó bao lâu, có cần giúp đỡ gì hay không. Mọi sự quan tâm nay đổ dồn về sinh linh mới chào đời.

Khát khao được san sẻ

May mắn thay, tôi có mẹ và dì luôn ở cạnh bên. Vừa biết tin con gái trở dạ, mẹ và dì nhanh chóng bay tới nơi tôi sống, bày trí nhà cửa thành “biệt thự” nghỉ dưỡng hậu sản và thường nấu những món ăn bổ dưỡng, lành mạnh cho tôi.

Ngoài ra, 2 người phụ nữ ấy còn liên tục trò chuyện, tâm sự, lắng nghe cảm xúc bất an, bối rối của một bà mẹ mới. Nhờ vậy, tôi vơi bớt cảm giác lạc lõng, cô đơn và mỏi mệt mà nhiều người khác phải trải qua một mình sau khi sinh.

phu nu my bi lang quen sau khi sinh anh 2

Theo truyền thống của người Mexico, tôi còn được gia đình tổ chức nghi lễ Temazcal nhằm thanh lọc cơ thể và tinh thần, chúc mừng vì đã hoàn thành nhiệm vụ cao cả là đưa sinh linh mới tới thế giới này.

Song, phần lớn bà mẹ ở xứ cờ hoa sẽ khó liên hệ được với điều này. Thực tế, đa phần phụ nữ Mỹ không nhận được sự quan tâm đúng đắn khi sinh con, thường rơi vào trạng thái trầm cảm hậu sản.

Tôi từng trò chuyện cùng không ít phụ nữ đang vật lộn với thiên chức làm mẹ vì tin rằng họ không còn quan trọng với gia đình, người thân nữa.

Thay vì tôn vinh những người làm mẹ, cộng đồng có xu hướng coi nhẹ sự hiện diện của họ sau khi đứa trẻ ra đời như một điều tất yếu lâu nay.

Tuy nhiên, điều này không hề đúng và cần phải thay đổi. Mẹ tôi đã đúng khi nói rằng cách xã hội đối xử với phụ nữ có con có mối liên hệ sâu sắc với các yếu tố khác.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, ta nhận ra rằng các bà mẹ ở Mỹ, đặc biệt là phụ nữ da màu, chỉ nhận được khoản hỗ trợ ít ỏi. Các thành viên khác trong gia đình cũng hiểu được áp lực của phụ nữ khi vừa cân bằng công việc, vừa chăm sóc chồng con ở nhà.

Tôi nghĩ rằng bên cạnh việc ca ngợi lòng vị tha, sự hy sinh cao cả mà những người mẹ dành cho con cái, họ cũng cần được ủng hộ, săn sóc về mặt tinh thần, san sẻ gánh nặng gia đình.

Nhân Ngày của Mẹ, tôi hy vọng ngày càng nhiều người sẽ quan tâm tới phụ nữ hơn sau khi họ sinh con, thậm chí nhiều năm sau khi hoàn thành thiên chức cao cả của mình.

Theo Zing