Đằng sau thành công của Twenty Five, Twenty One: Hàn Quốc gia tăng sức mạnh mềm qua văn hoá

Vẫn là câu chuyện thanh xuân “vật vã” của người trẻ nhưng sao lại thu hút đến vậy?

0
203

Twenty Five, Twenty One – Bộ phim đạt rating khủng

Twenty Five, Twenty One lấy bối cảnh thời kỳ hỗn loạn cuộc khủng hoảng IMF ở Hàn Quốc năm 1998. Bộ phim kể về cuộc gặp gỡ đầu tiên của nam chính Baek Yi Jin (Nam Joo Hyuk đóng) và nữ chính Na Hee Do (Kim Tae Ri đóng). Sau ba năm, hai người gặp lại nhau rồi nảy sinh tình cảm từ tình bạn sang tình yêu. Đó cũng là lý do xuất hiện cái tên “Tuổi 25, tuổi 21”. Từ đây những khoảnh khắc mang hương vị tình yêu của thanh xuân có cả ngọt ngào lẫn đau thương ra đời. 

Nói về sức hấp dẫn của bộ phim này, đầu tiên đó chính là khai thác đề tài thanh xuân. Đây là một trong những mảng nội dung nhận được sự quan tâm của đông đảo giới trẻ hiện nay. Cụ thể, phim nói về quá trình trưởng thành của những người trẻ Hàn Quốc phải tạm gác ước mơ vào năm 1998, họ muốn đấu tranh để tìm lại đam mê đã mất. Twenty Five, Twenty One khơi gợi những ký ức tươi đẹp của thế hệ trước, nhờ đó mà giúp họ truyền tải đến người xem nhiệt huyết, hoài bão của tuổi trẻ rực rỡ ấy.

Twenty Five, Twenty One được chọn là một bộ phim “chữa lành” đáng xem nhất bởi nó không chỉ mô tả về nỗi đau và sự trưởng thành một cách nhẹ nhàng, giản dị mà còn gửi đến thông điệp “đừng để thách thức khiến bạn gục ngã, muốn chạm tay đến ước mơ thì phải dũng cảm và nhiệt huyết”.

Được biết, sau khi phát sóng, bộ phim nhận được sự hưởng ứng tích cực từ khán giả khi chỉ vừa mới lên sóng. Rating của phim liên tục tăng vọt và trở thành phim truyền hình được yêu thích nhất tại xứ xở Kim Chi vào tháng 2.

Những yếu tố góp phần tạo nên thành công Twenty Five, Twenty One

Yếu tố đầu tiên góp phần tạo nên “lực nam châm” của Twenty Five, Twenty One chính là dàn diễn viên thực lực với hai ngôi sao Kim Tae Ri và Nam Joo Hyuk. Nam Joo Hyuk đã quá quen thuộc với khán giả yêu truyền hình Hàn Quốc. Anh bắt đầu sự nghiệp nghệ thuật với nghề người mẫu nhưng sau đó đã chuyển hướng với vai trò diễn viên. Anh cũng đạt thành công qua nhiều bộ phim mình góp mặt như Weightlifting Fairy Kim Bok-Joo và Start-Up.

Bạn diễn của Nam Joo Hyuk chính là Kim Tae Ri. Cô từng gây ấn tượng với khán giả qua bộ phim điện ảnh Người hầu gái (The Handmaiden) bộ truyền hình thứ hai của cô sau Mr Sunshine.

Twenty Five, Twenty One được đánh giá rất cao bởi người xem chính là sự chỉnh chu cho lời thoại của các nhân vật. Sau mỗi tập phim, nhiều lời thoại ấn tượng từ ý nghĩa cho đến hài hước. Câu thoại tuy gần gũi và đơn giản là thế nhưng lại khiến cho người ta hoài niệm về những năm tháng thanh xuân. Không tạo “drama” tình ái hay hành động, bộ phim này khai thác các khía cạnh nhẹ nhàng về trăn trở tuổi trẻ. Đây chính là thước phim cổ vũ những người trẻ đang nỗ lực từng ngày và đồng thời an ủi những tâm hồn “quá lứa” đã đi qua tuổi trẻ. 

Xem phim nghĩ về văn hoá, kinh tế

Phim ảnh không chỉ mang đến lợi ích kinh tế mà còn quảng bá hình ảnh đất nước Hàn Quốc cho cả thế giới. Không đơn giản là tính giải trí cao mà chính phủ Hàn Quốc còn đề ra các chính sách truyền bá văn hóa đem lại lợi ích thương mại, chính trị cho đất nước.

Trong từng tập phim, đạo diễn và biên kịch đã lồng vào những phân cảnh mang đậm văn hóa Hàn Quốc. Hình ảnh bánh gạo, kim chi, thịt nướng và làn sóng thần tượng liên tục xuất hiện qua các tập.

Theo số liệu ước tính vào năm 2019 thì thị trường điện ảnh Hàn Quốc có khoảng 226 triệu lượt khán giả và cho đến hiện tại con số này chắc hẳn đã tăng lên. Tính ra mỗi người Hàn xem trên 4 phim, nằm trong top cao nhất thế giới.  

Với mục tiêu đưa phong tục tập quán cũng như truyền thống văn hóa của người Hàn Quốc dễ tiếp cận hơn với khán giả ở các nước khác, chính phủ Hàn Quốc đã khéo léo đưa  bản sắc văn hóa, đời sống của người Hàn Quốc vào trong mọi ngóc ngách từ phim ảnh, âm nhạc đến thời trang. Một “mọt” phim chính hiệu sẽ nhận thấy hầu hết các phim ảnh của Hàn Quốc đều thể hiện văn hóa ứng xử trọng tình trọng nghĩa, kính trên nhường dưới, nếp sống giản dị, tiết kiệm,…

Du lịch Hàn Quốc đã tăng mạnh nhờ BTS, Parasite và Squid Games. Ảnh: remonews.com

Bên cạnh các bộ phim tâm lý tình cảm, một số thể loại phim cũng được mở rộng hơn trước để phù hợp với thị hiếu của khán giả. Sự mới mẻ trong kịch bản và diễn xuất khiến thị trường phim ảnh Hàn Quốc không ngừng phát triển đem lại lợi nhuận khổng lồ cho Xứ sở Kim chi. 

Có thể nói, bên cạnh âm nhạc, điện ảnh được coi là một trong những kênh quan trọng nhằm gia tăng “sức mạnh mềm” văn hóa Hàn Quốc. Nước này khẳng định quan điểm đưa nhiệm vụ bảo vệ văn hóa quốc gia lên hàng đầu. Các đài truyền hình luôn cạnh tranh khốc liệt nhưng mục đích chung đều hướng tới quảng bá văn hóa của đất nước.

Yêu tinh không còn là một bộ phim cực kì nổi tiếng, nó còn là một bộ phim tạo ra ý tưởng hái ra tiền cho dân kinh doanh.

Bên cạnh đó, đất nước này rất chú trọng vào việc phát triển các yếu tố nói trên. Một bộ phận của Bộ Văn hóa – Thể thao và Du lịch Hàn Quốc tập trung vào nhạc pop, thời trang, giải trí, phim ảnh… Bộ phận này cùng với 3 bộ phận khác được gọi là Văn phòng nội dung văn hóa nhận ngân sách khổng lồ với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thông qua xuất khẩu ngành công nghiệp văn hoá. Chính phủ và các nhà làm phim tin tưởng rằng, những hình ảnh đẹp về đất nước và con người Hàn Quốc sẽ thu hút du khách, qua đó góp phần quảng bá văn hóa rộng rãi trên khắp thế giới.

Nguồn: Tổng hợp