6 lý do khiến gót chân bị khô nứt

0
205

Để khắc phục tình trạng kém thẩm mỹ này, bạn có thể ngâm chân cùng nước ấm pha 1 nắp nước xúc miệng Listerine và chút giấm ăn.

Bàn chân là nơi nâng đỡ cả cơ thể, vì vậy khi bạn tăng cân cũng đồng nghĩa với việc tăng áp lực cho phần gót chân. Lúc này, gót chân có xu hướng mở rộng để giảm áp lực và nếu da bạn thiếu độ ẩm, nó sẽ rất dễ bị rạn nứt.

Thiếu vitamin, khoáng chất cũng làm làn da của bạn trở nên khô ráp, dễ nứt nẻ. Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin A, B3, C, E, omega – 3… sẽ giúp làn da của bạn được khỏe đẹp.

Các loại giày dép không che gót chân cũng có thể làm lớp mỡ dưới gót chân mở rộng sang một bên và tăng khả năng bị nứt gót. Đế giày cứng, mỏng không chỉ khiến bạn đau gót chân khi di chuyển mà còn làm vùng da này tổn thương.

Sau khi mãn kinh, một số phụ nữ cũng có xu hướng phải đối mặt với keratoderma – chứng bệnh dày sừng lòng bàn tay/ chân.

Đứng quá lâu trên bề mặt cứng sẽ tạo áp lực cao lên gót chân, càng khiến tình trạng nứt gót chân thêm trầm trọng. Bạn nên hạn chế đứng lâu, mang giày cao gót và dành thời gian tập thể dục cuối ngày để thư giãn cơ bắp, tăng tuần hoàn máu.

Tắm lâu, tắm nước quá nóng có thể làm mất đi lớp dầu tự nhiên trên da khiến da mất độ ẩm, khô ráp. Cộng thêm các hóa chất tẩy rửa sẽ càng phá hỏng hàng rào bảo vệ da tự nhiên. Tốt nhất, nên tắm nước ấm hoặc nước mát trong khoảng 5 – 10 phút và thoa kem dưỡng ẩm toàn thân, dưỡng ẩm chân sau đó.

Nguồn: ngoisao.net